PHÁP BẢO ĐÀN KINH - Trang 54

Khê, bái lạy rồi hỏi: “Đệ tử có vài điều nghi hoặc về kinh, Đại sư có trí tuệ

quảng đại, xin giải quyết các nghi hoặc cho đệ tử”.

Đại sư nói: “Này Pháp Đạt, nói về pháp thì ông rất là đạt, nhưng tâm

ông thì không đạt. Đối với kinh, ông chẳng có điều nghi hoặc gì cả, chỉ vì

chính tâm ông tự nghi mà thôi. Tâm ông tà mà ông đòi cầu Chánh pháp.

Tâm mình chánh định, tức là trì kinh. Tôi suốt cả đời chẳng bao giờ biết chữ.

Ông đem kinh Pháp Hoa đến đây, đọc cho tôi nghe một lần, tôi nghe là hiểu

ngay”.

Pháp Đạt đem kinh đến, đọc cho Đại sư nghe một lần. Sau khi nghe

xong, Lục Tổ đã hiểu ý chỉ của Phật, bèn giảng kinh Pháp Hoa cho Pháp

Đạt.

Lục Tổ nói: “Này Pháp Đạt, kinh Pháp Hoa, không có nói gì thừa cả.

Cả bảy quyển chỉ nói thí dụ về nhân duyên. Như Lai rộng nói ba thừa, chỉ vì

người đời căn cơ cạn cợt. Kinh văn nói rõ ràng, chỉ có một Phật thừa, không

có thừa nào khác”.

Đại sư lại nói: “Này Pháp Đạt, ông hãy lắng nghe về một Phật thừa

này, chớ nên cầu Phật thừa thứ hai nào khác mà làm mê mờ bổn tánh mình

đi. Trong kinh chỗ nào dạy Phật thừa? Để tôi nói cho ông nghe. Kinh nói:

“Chư Phật Thế Tôn đều vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trên thế

gian”. Mười sáu chữ trên là Chánh pháp. Pháp này phải hiểu như thế nào?

Ông nghe tôi nói đây. Tâm con người vốn không liên hệ gì với tư tưởng, vốn

uyên nguyên không tịch. Cắt đứt các tà kiến, tức là cái một đại sự nhân

duyên kia. Trong ngoài không mê tức là xa lìa hai biên kiến. Nếu bên ngoài

mà mê tức là bị chấp trước vào tướng, bên trong mà mê tức là bị chấp vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.