PHÁP Y TẦN MINH: NGƯỜI GIẢI MÃ TỬ THI - Trang 254

“Thú dữ đúng là có khả năng cắn vỡ xương sọ cứng rắn.” Sư phụ đáp,
“Nhưng trung tâm những vết nứt vỡ này nằm ở đỉnh chóp. Tức là điểm lực
nằm ở đỉnh đầu, đối xứng với đỉnh đầu là cổ, anh nói xem thú hoang cắn
như thế nào? Trong trường hợp cắn vỡ sọ thường thấy nhất, hàm trên của
thú dữ đặt ở một bên như phần trán, phần sau đầu, phần thái dương… còn
hàm dưới đặt ở bên đối xứng, như vậy mới có thế cắn xuống được. Nhưng
nếu một hàm đã đặt trên đỉnh đầu, vậy hàm còn lại đặt ở đâu? Cắn như thế
nào?”

Lý thuyết này nghe quá phức tạp, không dễ giải thích rõ ràng, nên sư phụ
nắm tay trái lại làm xương sọ, tay phải giả làm miệng thú dữ mà diễn tả.

Nhìn khuôn mặt mờ mịt của bác sỹ Lý, tôi biết anh ta nghe cũng không
hiểu.

Sư phụ lại chỉ tiếp vào những đường gãy xương tỏa ra xung quanh lỗ hổng
trên xương sọ, “Ngoài ra, ở chỗ xương sọ bị thiếu này hẳn là xương đã bị
dập nát, sau đó da đầu mất hết khiến cho những mảnh xương này rơi ra.
Nếu như bị răng cắn thì làm sao có đường nứt vỡ tỏa ra như vậy? Loại nứt
vỡ này chỉ thường thấy khi bị vậy tày đánh trực tiếp, lực truyền ra xung
quanh dẫn đến nứt vỡ kiểu đó.”

Bác sỹ Lý hiểu được những lý thuyết này, tỏ ra rất xấu hổ. Nghe sư phụ nói
vậy, tôi thấy suy đoán bị thú hoang cắn của bọn họ thật nực cười.

[1]

“Một hai ba bốn năm, lên núi nắm con hổ” là lời một ca khúc thiếu nhi

tên là “Bài ca năm ngón tay”. Ở đây cũng có nghĩa chơi chữ vì đội pháp y
đi vào vùng núi tìm bắt hung thủ.

Chú thích hình ảnh:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.