PHÁP Y TẦN MINH: NGƯỜI GIẢI MÃ TỬ THI - Trang 289

“Em biết sai rồi ạ.” Tôi cười hề hề, “Sư phụ phát hiện ra điểm nào mấu chốt
ạ?”

“Không phải dấu vết mấu chốt, mà là căn cứ có thể xác định tính chất vụ
án.” Sư phụ chỉ vào những vật đặt ngay ngắn trên bàn.

“Mấy thứ chìa khóa, tiền lẻ này có thể chứng minh điều gì?” Tôi rất tò mò
trước suy đoán của sư phụ.

“Đừng nói leo, ý của tôi không phải những vật tùy thân này.” Sư phụ dùng
kẹp cầm máu chỉ vào vài đoạn màu xanh lục, nói: “Tôi tìm thấy thứ này ở
mặt trong của quần bò, dính chặt vào ống quần.”

Tôi lấy kẹp gắp lên một đoạn, nhìn kỹ rồi nói: “Đây là cọng thực vật, còn
có lá nữa.”

“Đúng vậy, nó nói lên điều gì?” Sư phụ hỏi.

“Em biết rồi, ý thầy là trong quần xuất hiện những vật này, chứng tỏ quần
đã bị cởi ra. Sau khi Mã Tiểu Lan chết, hung thủ mặc quần lại cho cô ấy.
Cho nên cây cỏ xung quanh mới dính vào mặt trong của quần, đúng không
ạ?”

Sư phụ gật đầu: “Phản ứng nhanh hơn rồi đấy, đúng là có chuyện như vậy.”

Tôi lắc đầu: “Nhưng em vẫn cảm thấy hơi gượng ép.”

[1]

Vết hoen tử thi = thi ban: Dạo này mình cảm thấy viết “thi ban” thì nó

Hán quá, mặc dù từ này nhiều người hiểu nghĩa, thậm chí còn tương đối
quen thuộc, nhưng mình vẫn quyết định sửa thành “vết hoen tử thi” , đây là
từ pháp y Việt Nam sử dụng. Nói chung dùng nhiều là quen thôi, không cần
băn khoăn quá nhiều về vấn đề Hán hay Việt, dù sao cụm “vết hoen tử thi”
cũng có từ Hán Việt rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.