“Đúng vậy. Dưới gầm xe có rất nhiều ốc vít lớn nhô lên, nếu những con ốc
đó cùng đập lên đầu Ngô Minh Lộ thì rất có thể hình thành nhiều vết
thương rải rác.” Tôi dùng kẹp cầm máu thận trọng tách miệng vết thương
ra, “Mô dưới miệng vết thương vẫn còn liên kết với nhau, chứng tỏ đây là
tổn thương do vật tày tạo ra. Cho nên nếu chỉ tách miệng vết thương ra xem
thì chúng ta không thể loại trừ khả năng bị ốc vít đập vào đầu.
Tổ chức mô còn liên kết hay không là căn cứ quan trọng để phân biệt vết
thương do vật tày hay vật sắc nhọn tạo ra. Khi vật tày tác động lên da sẽ
hình thành vết thương bị xé rách, còn vật sắc nhọn sẽ tạo vết thương cắt lìa.
Mô mềm tại vết thương bị xé rách sẽ không đứt hẳn, mà sẽ có vài sợi mô
vẫn liên kết với nhau.
“Vậy tổn thương này không chứng minh được gì ư?” Bác sỹ Lâm hỏi.
“Có thể.” Tôi học giọng chém đinh chặt sắt của sư phụ, “Muốn căn cứ vào
hình thái tổn thương để phán đoán tính chất vụ án thì phải xem một số điều
kiện, mà vụ án này đã có đủ điều kiện rồi. Để phân biệt xem những vết
thương này có phải hình thành do một lần va đập với xe máy không, chúng
ta không căn cứ vào số lượng vết thương, mà dựa vào phương hướng của
vết thương”.
Bác sỹ Lâm như bừng tỉnh.
Tôi nói tiếp: “Chúng ta cẩn thận quan sát miệng vết thương ở những tổn
thương trên đầu, sau đó kết hợp với tình trạng gãy xương của từng vết
thương để phân tích. Hai vết thương ở đỉnh chóp có hướng vuông góc,
không bị tướt da.”
“Tổn thương hai bên thái dương cũng là vuông góc và không bị tướt da!”
Bác sỹ Lâm kiểm tra kỹ thương tổn trên thái dương rồi đáp.
“Ha ha, nhưng đỉnh đầu và thái dương không nằm trên cùng một mặt
phẳng, nếu cả hai cùng vuông góc với mặt phẳng thì tức là lực không nằm