thậm chí phải tính đến khả năng hung thủ gây án trong trạng lại tâm lý đặc
thù.
Bên cạnh việc xem xét vết thương cho người sống, pháp y chủ yếu vẫn làm
với thi thể. Người bình thường đối diện với việc này sẽ vô cùng sợ hãi, đây
cũng là phản ứng tâm lý bình thường khi nhìn thấy đồng loại bị thương tổn.
Nhưng trải qua quá trình huấn luyện chuyên nghiệp trường kỳ, người làm
pháp y đã có thần kinh thép, làm việc này mà không mảy may chớp mắt.
Thầy Tần Minh đã một người làm pháp y có tiếng trong giới, cũng là một
người hết sức gần gũi. Khi truyện “Người giải mã tử thi” , tên ban đầu là
“Tay quỷ, tâm Phật” còn đăng dang dở trên mạng, tôi thường đọc đến mức
muốn ngừng không được, thường chẳng nhịn nổi mà thúc giục tác giả ra
chương mới.
Tác phẩm là những câu chuyện được dựa trên vụ án có thật, kết hợp nhuần
nhuyễn giữa một khối lượng khổng lồ những kiến thức chuyên ngành với
suy luận trong điều tra. Đặc biệt, chúng ta có thể đọc được những tình tiết
vui vẻ, nhưng vẫn ẩn chứa sự đường hoàng chân chính của nhóm bác sỹ
pháp y lạc quan và hài hước.
Trích dẫn vài lời của thầy Tần Minh: “Hàng năm, vào thời điểm nóng nhất,
nhiệt độ không khí vượt qua cả nhiệt độ cơ thể, vi khuẩn thối rữa cũng theo
đó nảy sinh, phát triển mạnh trong điều kiện tốt nhất.” Lúc này, có rất nhiều
nhân viên công vụ trốn trong phòng điều hòa mà lao động trí óc, các bác sĩ
pháp y lại phải phơi mình giữa trời nắng khủng khiếp, giữa chốn đồng
không mông quạnh, đứng giữa dòng nước mà vớt, khám nghiệm từng hình
thái khác nhau của thi thể.
Tôi nói hình thái khác nhau không hề phóng đại chút nào. Thi thể phân hủy
mỗi ngày một dạng, từ thi thể mới có đốm xanh xuất hiện khi tĩnh mạch vỡ
ra, cho đến thi thể biến đen, trương phình, thậm chí khiến bác sĩ pháp y đau
đầu nhất chính là thi thể đã ở mức rất khó nhận diện. Bất luận thi thể biến