PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 11

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

x

Phật giáo vùng Nam bộ đi đầu về giáo dục Phật giáo với sự ra đời

của Phật học đường Lưỡng Xuyên (1934 tại chùa Lưỡng Xuyên, Trà
Vinh), Phật học đường Phật Quang (1946 tại Trà Ôn, Vĩnh Long),
Phật học đường Liên Hải (1948 tại chùa Vạn Phước, Sài Gòn),
Phật học đường Mai Sơn (1948 tại chùa Mai Sơn, Sài Gòn), Phật
học đường Nam Việt (1950 tại chùa Sùng Đức, 1951 tại chùa Ấn
Quang, Sài Gòn), Phật học viện Huệ Nghiêm (1965 tại chùa Huệ
Nghiêm, đổi tên mới Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm 1971,
Sài Gòn). Nổi trội nhất về giáo dục đại học Phật giáo là Viện đại học
Vạn Hạnh (1964-1975). Hậu thân của đại học này là Trường Cao
cấp Phật học Việt Nam (1984), đến năm 1997, đổi tên thành Học
viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, hiện đào tạo từ cử nhân đến
tiến sĩ Phật học.

Nhiều năm qua, Phật giáo vùng Nam bộ luôn là đề tài thu

hút, hấp dẫn và là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà nghiên
cứu và đã có nhiều công trình khoa học có giá trị, góp phần làm
rõ diện mạo, đặc trưng của các trường phái, hệ phái Phật giáo ở
Nam bộ. Bộ sách 5 tập “Phật giáo vùng Nam bộ” là sự kế thừa,
tiếp nối nguồn mạch của các công trình nghiên cứu trước đó
trên một tâm thế, tinh thần mới, đó là nghiên cứu Phật giáo vùng
Nam bộ trong bối cảnh xã hội đương đại với tư cách là một hệ
hình văn hóa - tôn giáo, nhằm cập nhật, mang lại tính liên tục từ
truyền thống đến hiện tại theo tinh thần, chủ thuyết “Phật giáo
nhập thế và phát triển.”

1

Ngay từ giai đoạn hình thành vùng đất Nam bộ, Phật giáo đã

hiện diện trong đời sống tinh thần các lưu dân, đã đồng cam,
cộng khổ gắn bó mật thiết với công cuộc khẩn hoang, xây dựng,
tạo lập xóm ấp, góp phần quan trọng vào việc tổ chức, phát triển
vùng đất xinh đẹp, trù phú, giàu tiềm năng vật chất và đa dạng,
phong phú về đời sống tinh thần. Phật giáo vùng Nam bộ đồng
hành cùng vận mệnh lịch sử của các tộc người cộng cư, đoàn
kết, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của

1. Thích Trí Quảng, Phật giáo nhập thế và phát triển, 2 quyển. NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2008.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.