KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG TÂY NAM BỘ THẾ KỶ XIX-XX
173
Về đặc điểm dân số và nhân khẩu học, toàn vùng có khoảng gần
18 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước. Với 57,2% dân số đang
trong độ tuổi lao động (khoảng 10,3 triệu người), đây là tỷ lệ dân số
vàng để phát triển kinh tế nhưng chất lượng lao động của vùng lại
ở mức thấp. Trong đó, đồng bào Kinh có dân số đông nhất, chiếm
khoảng 90%; đồng bào Khmer có trên 1,2 triệu người (chiếm 7%),
đồng bào Hoa có khoảng 192.000 người (chiếm 1,1%), đồng bào
Chăm có khoảng 15.000 người (chiếm 0,08%). Ngoài ra còn có
một số dân tộc khác với dân số khoảng 4.600 người (chiếm 0,02%
so với dân số toàn vùng).
2
Lợi thế về vấn đề dân tộc ở Tây Nam bộ
là đồng bào các dân tộc cùng sinh sống xen kẽ, gần gũi với nhau, có
truyền thống đoàn kết tốt đẹp từ lâu đời. Song, vấn đề dân tộc tại
đây có một số đặc điểm cần quan tâm:
Một là, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nam bộ (Khmer,
Hoa, Chăm) là các dân tộc giàu bản sắc, có tiếng nói, chữ viết phát
triển đủ để sử dụng trên mọi phương diện, có phong tục, tập quán tốt
đẹp, có nền văn hóa phong phú, đa dạng được giữ gìn và phát huy từ lâu
đời. Song, đồng bào Khmer, Hoa, Chăm đều là dân tộc thiểu số đã và
đang sinh sống xen kẽ, gần gũi với dân tộc đa số, nên bị tác động nhất
định từ văn hóa của dân tộc đa số, bên cạnh mặt tích cực thì cũng dễ
làm cho văn hóa dân tộc thiểu số có phần lu mờ, phai nhạt là điều khó
tránh khỏi. Do đó, đẩy mạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc thiểu số là việc làm thường xuyên, lâu dài nhằm tạo điều kiện
thuận lợi đế đồng bào hòa nhập vào xu thế phát triến chung của đất
nước, nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Hai là, đồng bào các dân tộc thiếu số trong vùng có mối quan hệ
với người dân một số quốc gia khác về mặt văn hóa, tôn giáo. Đồng
bào Hoa có mối quan hệ với người Hoa ở Trung Quốc và nhiều
nước trên thế giới thông qua các tổ chức hội đoàn bởi yếu tố đồng
tộc, kinh tế, văn hóa. Đồng bào Chăm có quan hệ gần gũi với người
Chăm ở Campuchia và cộng đồng người Hồi giáo trên thế giới, nhất
2. Lý Hùng (2020), Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer trong đời sống xã hội của người Khmer
ở Tây Nam Bộ hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.