PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 206

KHÁI QUÁT PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER VÙNG TÂY NAM BỘ THẾ KỶ XIX-XX

177

Lịch sử đã chứng minh sinh mệnh của Phật giáo Việt Nam gắn

liền với sự thịnh suy của dân tộc Việt Nam. Trong thời kỳ chấn hưng
Phật giáo, dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mỗi làng đều có
một khuôn hội Phật giáo, một ngôi chùa bên bến nước đình làng,
đã nuôi dưỡng hồn dân tộc và đạo pháp, nuôi dưỡng ý chí vươn
lên tìm ánh sáng, tự do và bình đẳng, công bằng xã hội. Phật giáo
Việt nam đã thống nhất 3 miền Trung, Nam, Bắc và các hệ phái, trở
thành lực lượng quần chúng cách mạng đấu tranh cùng với dân tộc
giải phóng đất nước và ra sức kiến tạo, hộ quốc an dân.

Phật giáo ở Việt Nam và Campuchia có một điểm tương đồng

là lực lượng quần chúng đông đảo nhất trong mỗi nước, sự an nguy
của mỗi dân tộc đều được Phật giáo đồ và tăng lữ chia sẻ tích cực, và
ngược lại Phật giáo cũng được các nhà cầm quyền quan tâm hỗ trợ.
Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn khi Giáo hội Phật giáo Việt
Nam là Giáo hội thống nhất các hệ phái, trong đó có hệ phái Phật
giáo Nam tông Theravada. Đây cũng là tông phái Phật giáo chính
yếu ở Campuchia đồng thời cũng là tông phái Phật giáo chính của
hầu hết các nước Đông Nam Á. Như vậy, tiềm năng thúc đẩy quan
hệ, đoàn kết gắn bó đặc biệt giữa Phật giáo hai nước Việt Nam -
Campuchia là rất lớn. Nói theo thuật ngữ Phật giáo, là đã có sẵn
“nhân duyên”. Mà nói đến “nhân duyên” là nói đến thuận lợi. Vì vậy,
ở đây chúng tôi nói đến hoạt động tăng cường giao lưu, hiểu biết,
hợp tác, đoàn kết Phật giáo Việt Nam - Campuchia không chỉ là nói
đến một yêu cầu, một mục tiêu, mà còn là nói đến thuận lợi, đến
tiềm năng.

Điểm tương đồng thứ hai giữa Phật giáo hai nước là cả hai đều

có quan hệ mật thiết giúp đỡ nhau, từ vật chất đến tinh thần, từ
việc tạo điều kiện cho các tăng sinh tu học, đến trao đổi kinh tạng,
giáo lý và các Phật sự truyền thừa tối quan trọng đến chuyện thăm
hỏi giao lưu. Đặc biệt, Phật giáo Campuchia là nơi các tổ sư Phật
giáo Nam tông Việt Nam (Nam tông Kinh) thọ giới, học đạo, đem
về truyền bá tại Việt Nam trong những năm 30 của thế kỷ XX, xây
dựng các tổ đình Bửu Quang, Kỳ Viên... đến nay đã phát triển nhiều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.