PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
176
đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Hỗ trợ trên 150 chùa sửa
chữa, trùng tu khang trang hơn trước.
2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ, VĂN HÓA VÀ DÂN TỘC TÂY NAM BỘ TỪ
ĐẦU THẾ KỶ XIX - CUỐI THẾ KỶ XX
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, Luy
Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trung tâm Phật giáo quan trọng. Đến
đời Lý - Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo,
ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống, chỉ suy thoái
một phần vào đời hậu Lê do Nho giáo được coi là quốc giáo. Từ
thế kỷ XVII và nhất là cuối thế kỷ XIX, đến nay Phật giáo Việt Nam
lại được chấn hưng với sự đóng góp quan trọng của nhiều vị cao
tăng lãnh đạo Phật giáo, như Hòa thượng Khánh Hòa, Hòa thượng
Thiện Chiếu, v.v...
Qua hơn hai nghìn năm có mặt ở Việt Nam, Phật giáo đã trải qua
bao thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, đồng hành, gắn bó với truyền
thống dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã tập họp được lực lượng tín
đồ đông đảo, thể hiện tư tưởng nhập thế tích cực, ích đạo lợi đời.
Thực tế đã có những đóng góp xứng đáng cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Quốc sư Khuông Việt giúp vua Đinh ngoại giao;
Thiền sư Vạn Hạnh giúp vua Lê Đại Hành đánh tan giặc Tống, Phật
hoàng Trần Nhân Tông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống
giặc Nguyên Mông xâm lược. Khi đất nước thái bình, Ngài nhường
ngôi và đến nơi non cao Yên Tử để học Phật, tu hành, sáng lập nên
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, .... Trong lịch sử thời hiện đại, Hòa
thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để chống lại chế độ độc tài
của Ngô Đình Diệm, nhiều Tăng Ni, cư sĩ Phật tử sẵn sàng “cởi áo
cà sa khoác chiến bào” đã làm tăng thêm sức mạnh cho cách mạng
Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Phật giáo với dân
tộc Việt Nam như hình với bóng, tuy hai mà một”
5
.
5. Đặng Tài Tính (2020), Giáo hội Phật giáo Việt Nam 34 năm thành lập và phát triển, https://
tapchinghiencuuphathoc.com/giao-hoi-pha%CC%A3t-giao-viet-nam-34-nam-thanh-la%CC%A3p-va-
phat-trien.html, truy cập ngày 29/11/2020.