DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở PHƯƠNG NAM
211
truyền bá nội dung, tinh thần Phật giáo Nam tông đến với cộng
đồng cư dân Khmer ở phương Nam trong nhiều giai đoạn lịch sử.
KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy, Phật giáo Nam tông đã cùng đồng hành và
có sứ mệnh quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư
dân Khmer ở phương Nam. Vì vậy, hoạt động bảo vệ và phát huy
có hiệu quả hệ thống di sản văn hóa Phật giáo này chính là thông
điệp gửi đến các thế hệ mai sau. Do đó, việc khai thác giá trị các di
sản văn hóa Phật giáo cần phải được phát huy hơn nữa để hệ thống
di sản văn hóa Phật giáo Nam tông sẽ thấm nhuần trong tâm thức
của cộng đồng cư dân Khmer. Việc bảo vệ và phát huy các di sản
văn hóa Phật giáo Nam tông cần phải xác định là công việc thường
xuyên, lâu dài và luôn đòi hỏi ý thức trách nhiệm, sự tham gia tích
cực từ các bên liên quan (cơ quan, tổ chức quản lý, cộng đồng cư
dân Khmer). Bởi lẽ đó, các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của
hệ thống di sản văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer chính là góp
phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Khmer ở
nước ta nói chung trong tiến trình hội nhập và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Đức Nguyên, Lưu Ngọc Thành (2019), Giáo dục Phật giáo
trong đời sống cộng đồng hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học Tập
Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội, Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh.
Trần Thị Hoa (2015), Phật giáo Nam tông trong dòng chảy văn hóa
Việt, in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Phật giáo vùng
Mê–kông: Di sản và Văn hóa, NXB ĐHQG TP.HCM, Hồ Chí
Minh, tr. 201–209.