PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
210
Ba là, Mỗi ngôi chùa được coi là một bảo tàng trưng bày các
đồ thờ với tư cách là di sản văn hóa vật thể có giá trị về nhiều mặt.
Những đồ thờ đó đều là tài sản của từng ngôi chùa hoặc do người
dân Khmer tình nguyện cúng vào chùa từ truyền thống đến hiện
nay, tiêu biểu như: Hệ thống kinh lá cọ, tượng phật cổ, bia đá, công
cụ sinh hoạt khác, những di vật dưới nền các kiến trúc Phật giáo...
Vì vậy, hệ thống di sản văn hóa vật thể này cần có giải pháp bảo vệ
đặc thù nhằm đảm bảo việc lưu giữ tốt nhất tại chùa với sự tham gia
giám sát, hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ bảo quản thường xuyên từ phía
bảo tàng tỉnh/thành phố để các hiện vật này luôn nằm trong thực
trạng, tình trạng kỹ thuật tốt và tránh được những rủi ro về an ninh,
an toàn như: Thiên tai, trộm cắp… có thể xảy ra.
Bốn là, Bảo vệ di sản văn hóa Phật giáo Nam tông chính là bản lề
thúc đẩy sự phát triển văn hóa giáo dục nói chung, đây không chỉ có
hiệu quả ở thời điểm hiện tại mà còn ảnh hưởng sâu sắc tới tương lai
thế hệ trẻ của cộng đồng cư dân Khmer ở phương Nam. Do đó, để
hoạt động bảo tồn đạt hiệu quả tốt cần phải xuất bản các ấn phẩm
giới thiệu về di sản văn hóa vật thể Phật giáo Nam tông như: Sổ
tay du lịch, tạp chí, tờ gấp, tờ rơi… (Tuy nhiên tùy theo điều kiện
của từng ngôi chùa mà có thể áp dụng việc xuất bản từng ấn phẩm
nêu trên), từ đó mọi người dân Khmer và khách du lịch quan tâm,
tìm đọc và thu thập được những thông tin cần thiết. Bên cạnh đó,
phải xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ năng lực am hiểu văn hóa,
chữ viết của dân tộc Khmer (Ưu tiên đối với con em là người dân
tộc Khmer) để việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể Phật giáo Nam
tông có thể tạo được hiệu ứng lan tỏa lâu dài trong cộng đồng cư
dân Khmer. Đồng thời, nâng cao trình độ am hiểu về giá trị của hệ
thống di sản văn hóa vật thể Phật giáo đối với các bậc sư sãi và cộng
đồng cư dân Khmer để hoạt động bảo vệ loại hình di sản này được
thực hiện một cách nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Các hoạt động
bảo vệ di sản văn hóa Phật giáo Nam tông của cộng đồng cư dân
Khmer cần phải tạo được sự đồng thuận về nhận thức và hành động
của từng cá nhân người dân, đặc biệt là từ phía các nhà sư - người