PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
208
từ bi, hướng thiện”
6
và thực hành lối sống, nếp sống đẹp, tu tập
các đức tính tốt như hòa thuận, hiếu lễ, đức độ, hỷ xả, nhân ái…
từ đó góp phần xây dựng lối sống “Tốt đời, đẹp đạo” đối với mỗi
cá nhân trong cộng đồng dân tộc Khmer.
Ba là, Cần tạo điều kiện tốt nhất để mỗi người dân Khmer ở
phương Nam nhận thức và có những động thái thể hiện trách
nhiệm của bản thân đối với cơ sở thờ tự của Phật giáo Nam tông,
đồng lòng tham gia các ngày lễ Phật giáo, thực hành có hiệu quả các
phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương gắn với tinh thần Phật
giáo Nam tông… Thông qua đó, các giá trị của di sản văn hóa phi
vật thể Phật giáo Nam tông được lan tỏa một cách tích cực trong
đời sống của cộng đồng cư dân Khmer ở phương Nam.
Bốn là, Các bên liên quan trong công tác quản lý di sản văn hóa
phi vật thể Phật giáo Nam tông cần tích cực chủ động phát huy hết
công năng của các công trình kiến trúc Phật giáo trong việc thực
hành các sinh hoạt lễ nghi độc đáo của Phật giáo, đây là nhiệm vụ
truyền bá đạo pháp của tôn giáo này đến với cộng đồng cư dân
Khmer, thể hiện những giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa, nghệ
thuật và góp phần đắc lực vào hoạt động quảng bá hình ảnh về văn
hóa Phật giáo Khmer phương Nam trong việc khai thác du lịch văn
hóa ở trong nước và ngoài nước.
Năm là, Thực hiện nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa phi
vật thể Phật giáo Nam tông, đó là việc gìn giữ một cách có hiệu quả
các ngày lễ Phật giáo được diễn ra trong năm theo giáo luật của Phật
giáo Nam tông cùng các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng và gia đình
người dân Khmer gắn liền với văn hóa Phật giáo Nam tông. Việc
này đòi hỏi cần phải triển khai các công trình nghiên cứu chuyên
sâu nhằm góp phần tìm ra giá trị và đánh giá vai trò của cộng đồng
cư dân Khmer trong việc gìn giữ, kế tục những nét văn hóa độc đáo
trong lễ hội Phật giáo Nam tông, từ đó có những phương cách bảo
6. Trần Đức Nguyên, Lưu Ngọc Thành (2019), Giáo dục Phật giáo trong đời sống cộng đồng
hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học Tập Giáo dục đạo đức Phật giáo trong trường học và xã hội, Học
viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, tr. 135.