PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
206
biến và ảnh hưởng mạnh đến các nền văn hóa khác. Ở phạm vi nước
ta, quá trình này cũng đặt ra vấn đề đối với các giá trị văn hóa tiêu
biểu của dân tộc Khmer, trong đó có hệ thống di sản văn hóa Phật
giáo Nam tông. Theo thời gian, chúng đã và đang có các xu hướng
biến đổi mạnh mẽ trên cả hai phương diện di sản văn hóa phi vật thể
và di sản văn hóa vật thể.
3. LUẬN BÀN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA
HỆ THỐNG DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO NAM TÔNG TRONG
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG KHMER Ở VÙNG ĐẤT PHƯƠNG NAM
Từ những vấn đề nêu ra trên đây đã cho thấy hoạt động bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo Nam tông của dân tộc
Khmer ở phương Nam là vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay,
từ đó có thể khẳng định giá trị trường tồn của tôn giáo này trong
đời sống văn hóa cộng đồng. Để góp phần nâng cao hiệu quả đối
hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị của hệ thống di sản văn hóa
Phật giáo Nam tông trong đời sống cộng đồng Khmer ở vùng đất
phương Nam, tác giả bài viết nêu ra một số luận điểm có tính chất
luận bàn như sau:
Phật giáo Nam tông là chủ thể có sứ mệnh truyền đạo và nối
tiếp lịch sử truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và là
bộ phận cấu thành quan trọng trong nền văn hóa Khmer ở phương
Nam trong nhiều thế kỷ đã qua, từ đó góp phần tăng cường khối
đoàn kết dân tộc. Trong Phật giáo Nam tông, hệ thống di sản phi
vật thể và vật thể là thành tố đặc biệt quan trọng, do đó hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị là vấn đề được đặt ra hiện nay. Vì vậy,
trước hết cần phải có quan điểm, chủ trương đúng đắn, có nguồn
nhân lực được đào tạo đúng chuyên ngành, đủ năng lực đảm đương
nhiệm vụ, đồng thời thực hiện khảo cứu hệ thống di sản văn hóa
Phật giáo Nam tông Khmer ở các tỉnh/thành phương Nam, từ đó
đưa ra một lộ trình nghiên cứu chi tiết với sự tham góp ý kiến từ các
chuyên gia, nhà nghiên cứu, cơ quan, đơn vị có liên quan. Trên cơ
sở đó, cơ quan quản lý có thể xây dựng các kế hoạch khác khác nhau
trong tiến trình bảo tồn di sản văn hóa độc đáo này.