PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
238
tốt dạy lại cho các em trong sóc. Ngành giáo dục cấp sách giáo khoa
song ngữ về các chùa để chùa dạy bổ túc cho sư sãi và dạy thêm cho
các em đang được cha mẹ (gia đình nghèo) gửi cho nuôi dưỡng.
Sự nỗ lực tự vươn lên trong cộng đồng nguời Khmer và dưới
tác động của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa
đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển cộng đồng trên
phạm vi toàn vùng và trong mỗi cộng đồng tộc người thiểu số ở khu
vực Tây Nam bộ, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được
cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện thêm một
số giải pháp đồng bộ và kịp thời về các lĩnh vực giáo dục - đào tạo,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và việc
làm… trong vùng đồng bào Khmer để góp phần thúc đẩy sự phát
triển toàn diện vùng Tây Nam bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đào Như (2008), Phật giáo Nam tông Khmer trước vận hội mới,
Nghiên cứu Tôn giáo.
Đỗ Quang Hưng (chủ biên) (2001), Tôn giáo và mấy vấn đề tôn giáo
Nam bộ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Dương Nhơn (2008), Phật giáo Nam tông Khmer trong bối cảnh
thống nhất và hội nhập, Nghiên cứu Tôn giáo.
Hoàng Thị Lan (2012), Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của
Đảng, Nhà nước đối với đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Long, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer - Trường Đại học KHXH&NV
(2019), Hội thảo Đào tạo tăng tài và nguồn nhân lực của đồng bào
Khmer Nam bộ tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer: nhiệm vụ
và giải pháp, Cần Thơ.
Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Giáo hội
Phật giáo Việt Nam từ đại hội đến đại hội, NXB Tôn giáo, Hà Nội.