PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
236
Phật sự. Do đó, kiến nghị cấp ủy, chính quyền ở từng địa phương chỉ
đạo các ngành, các cấp thực hiện công tác bồi dưỡng, đào tạo đội
ngũ làm công tác quản lý, điều hành Phật sự cho Ban Quản trị chùa,
chức việc, sư sãi Khmer nhất là sư sãi trẻ tuổi bằng nhiều hình thức
thích hợp thông qua các khóa tập huấn, các lớp bồi dưỡng.
KẾT LUẬN
Đồng bào tộc người Khmer Nam bộ là một bộ phận không thể
tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Phật giáo Nam tông
Khmer đã trở thành một bộ phận cấu thành của nền văn hóa Khmer,
tạo nên bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer. Bởi
vậy, đối với đồng bào dân tộc Khmer, chính sách dân tộc và chính
sách tôn giáo gắn bó mật thiết với nhau. Đảng và Nhà nước ta đã
có nhiều chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo đúng đắn đối với
đồng bào dân tộc Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer. Tuy nhiên,
chính sách và việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc
Khmer và Phật giáo Nam tông Khmer cũng đang còn nhiều tồn tại, hạn
chế cần được bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới.
Ngôi chùa có vai trò quan trọng và trở thành một biểu tượng
trong đời sống đồng bào dân tộc Khmer. Hiện nay, chùa chiền đã
và đang phát huy vai trò, được trùng tu, tôn tạo trở thành trung tâm
sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Khmer. Tuy nhiên, việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, ngôi
chùa Khmer nói riêng cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập.
Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam tông Khmer nói riêng
luôn luôn song hành và hòa nhịp với cộng đồng các dân tộc Việt
Nam. Về thực tiễn tồn tại, Phật giáo Việt Nam hiện tại đã có một
quy mô hoạt động, tổ chức rộng lớn và thống nhất chưa từng có
trong lịch sử.
Về lâu dài, cần có sự hoàn thiện hệ thống tổ chức để GHPGVN
có đủ năng lực quản lý và điều hành một cách hiệu quả, phù hợp
với xu thế xã hội chung, đồng thời lưu giữ được nền đạo. Nhất thiết
GHPGVN cần có chiến lược đào tạo và xây dựng đội ngũ tăng tài