VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở TÂY NAM BỘ
235
Cho đến nay việc tổ chức giảng dạy trong Phật giáo Nam tông
Khmer vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập. Cụ thể như: Mô
hình giáo dục đào tạo trong Phật giáo Nam tông Khmer chưa được
đưa vào chương trình giáo dục đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, nên chưa có một đơn vị có tư cách pháp nhân nào công nhận,
dẫn đến văn bằng thiếu tính pháp lý; Chương trình chưa thống nhất
giữa các địa phương; Nhu cầu về học tập ngày càng cao, nhưng bậc
học còn thấp, chưa tương ứng với nhu cầu. Hạn chế này dẫn đến hệ
quả, tăng sinh khó tìm nơi nào để học ở bậc cao hơn nên một bộ
phận tăng sinh tự đi học các nước láng giềng như Campuchia, Thái
Lan, Myanmar và một số nước khác.
Các Viện, Trường thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên kết với
các Viện, Trường Phật giáo Nam tông thuộc các nước: Campuchia,
Thái Lan, Lào, Myanma, Sri Lanka để có chương trình hợp tác đào
tạo. Qua đó, hằng năm có kế hoạch đào tạo tăng sinh Phật giáo Nam
tông Khmer tại một số nước nêu trên theo nhu cầu thực tiễn mà
trong nước chưa có hoặc không có điều kiện đào tạo, kèm theo cơ
chế chính sách hỗ trợ đặc thù trong thời gian tăng sinh du học.
Đối với chức sắc, chức việc Phật giáo Nam tông Khmer, các vị
chức việc, các vị Achar trong Phật giáo Nam tông Khmer là tầng
lớp trí thức am hiểu sâu về kiến thức dân tộc và tôn giáo mình, họ
là người đại diện cho dân tộc, có vai trò to lớn và ảnh hưởng sâu sắc
trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer, vì thế cần nghiên
cứu thực hiện tốt chính sách đặc thù đối với đội ngũ chức việc, vị Achar
trong Ban Quản trị chùa Phật giáo Nam tông Khmer như sau:
Chính quyền các cấp cần tăng cường thăm hỏi nhân dịp các ngày
lễ trọng của dân tộc, tôn giáo; hỗ trợ kinh phí để mua bảo hiểm y
tế… nhằm kịp thời động viên sự đóng góp của họ trong sự nghiệp
Đạo pháp và Dân tộc.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các vị chức việc,
Ban Quản trị chùa, một trong những giải pháp cơ bản là tăng cường
công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ làm công tác quản lý, điều hành