VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở TÂY NAM BỘ
233
5. KIẾN GHỊ GIẢI PHÁP
Cần nghiên cứu xem xét nội dung trong Hiến chương và nội
quy Tăng sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cần thiết điều chỉnh
và bổ sung thêm một số điều hoạt động của Phật giáo Nam tông
Khmer để tạo sự thống nhất từ trung ương đến cơ sở để giúp Giáo
hội điều hành tốt công tác Phật sự đối với hệ phái Phật giáo Nam
tông Khmer.
Ngày 13/10/2018, theo đề nghị của HT. Thích Giác Toàn, Viện
Trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Hòa thượng Chủ tịch
HĐTS đã ký Quyết định bổ sung Phân viện Nghiên cứu Phật giáo
Nam tông Khmer thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam do
Hòa thượng Danh Lung làm Phân viện trưởng.
8
Đây là một bước đi
đúng hướng trong hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer.
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo sư sãi Phật giáo Nam
tông Khmer phải đi đôi với việc thực hiện chính sách về kinh tế, an
ninh quốc phòng, tín ngưỡng, tôn giáo đối với vùng Tây Nam bộ. Vì
vấn đề dân tộc, tôn giáo trong đồng bào Khmer không tách rời nhau.
Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đôn
đốc, hướng dẫn các Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh, thành vùng Tây
Nam bộ thực hiện các thủ tục thành lập trường, lớp dạy giáo lý
cho sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer bậc trung cấp. Tạo điều kiện
thuận lợi cho các chùa tổ chức dạy các lớp kinh luận giới, chữ Pali,
nhằm đào tạo lực lượng kế thừa đủ sức đại diện cho Phật giáo Nam
tông Khmer.
Tiếp tục hỗ trợ in ấn kinh sách, quan tâm việc xuất bản Tam
Tạng kinh bằng chữ Khmer - Pali, đáp ứng nhu cầu tu học của sư sãi
và đồng bào Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer.
Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần
có hướng dẫn chức sắc, nhà tu hành Phật giáo Nam tông Khmer
hoạt động quan hệ đối ngoại với Phật giáo Nam tông ở Campuchia
8. Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2018), Báo cáo công tác hỗ trợ hoạt động Phật giáo
Nam tông Khmer (2004-2018), tr. 2.