PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 263

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

234

và một số nước khác trong khu vực đúng chủ trương, đường lối đối
ngoại của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phù hợp
truyền thống; quan tâm đến yếu tố biệt truyền.

Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho Sư sãi, Ban Quản

trị, đồng bào Phật giáo Nam tông Khmer về sự lãnh đạo đổi mới
kinh tế nước, vai trò của tôn giáo tham gia tập hợp đoàn kết tôn giáo
- dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa. Tăng cường vận động các chức sắc, chức việc, đồng
bào phật tử thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, Luật tín ngưỡng, tôn giáo, để đưa sinh hoạt tôn giáo
đi vào nền nếp, phù hợp với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”.

Về giáo dục - đào tạo trong Phật giáo Nam tông Khmer. Giáo

dục và đào tạo về kiến thức văn hóa - xã hội và kiến thức Phật học
là một trong những nhiệm vụ cốt lõi, thường xuyên và lâu dài trong
hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer. Công tác giáo dục và đào tạo
nêu trên được tổ chức vận hành từ lâu đời dưới 3 loại hình đào tạo:
1. Giảng dạy chữ Khmer, chữ Pali để làm nền tảng cơ bản trước khi
bước vào học tập kiến thức về văn hóa, xã hội, Phật học; 2. Giảng
dạy chương trình thế học, bao gồm các môn học về khoa học xã
hội, văn hóa, văn học, thơ ca, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc, toán
học...; 3. Giảng dạy chương trình Phật học để tiếp cận giáo lý, triết
lý, tinh hoa văn hóa của đạo Phật. Các loại hình giáo dục đào tạo
nêu trên đã và đang góp phần rất lớn trong việc đào tạo đội ngũ trí
dân tộc Khmer, nhất là góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc, giá trị tốt đẹp của Phật giáo Nam tông Khmer.

Hiện nay việc tổ chức giảng dạy trong Phật giáo Nam tông

Khmer còn nhiều hạn chế, khó khăn, bất cập. Cụ thể như: Mô hình
giáo dục đào tạo trong Phật giáo Nam tông Khmer chưa được đưa
vào chương trình giáo dục đào tạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
nên chưa có một đơn vị có tư cách pháp nhân nào công nhận, dẫn
đến văn bằng thiếu tính pháp lý; Chương trình chưa thống nhất
giữa các địa phương; Nhu cầu về học tập ngày càng cao, nhưng bậc
học còn thấp, chưa tương ứng với nhu cầu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.