TINH THẦN “HỘ QUỐC, AN DÂN” CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER
263
chính trị hay vũ trang. Không ngại gian khó, không sợ hiểm nguy,
họ sẵn sàng đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng
của dân tộc. Lớp cha trước, lớp con sau nối tiếp truyền thống bất
khuất, anh hùng, đúng như câu tục ngữ mà các thế hệ người Khmer
luôn răn dạy con cháu mình: “Tam beng sư non rủ sây” (Măng sẽ
mọc thành tre).
53
Đúng như lời nhận định của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh quân đội Nhân dân Việt Nam “đồng bào
ít người ở miền Nam đã nêu cao tấm gương quật cường chói lọi”.
Phật giáo Nam tông Khmer đã tích cực trong sự nghiệp cách
mạng giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, góp phần làm sáng
ngời truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm của các dân tộc trên
lãnh thổ Việt Nam. Trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954 - 1975), truyền thống “Hộ quốc, an dân” với phương
châm “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội” đã được các sư sãi và phật
tử Nam tông Khmer vận dụng trọn vẹn trong cuộc nhập thế vào lòng
dân tộc. Điều này thể hiện triết lý nhân sinh của đạo Phật “Phật pháp
bất ly thế gian pháp” của Phật giáo Nam tông Khmer Nam bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Long (2013), Lịch sử Vĩnh Long
(1732-2000), Vĩnh Long.
Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại Quốc hội nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, Khóa I, kỳ họp II. Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã
hội. NXB Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt nam (2003), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 26 –
1965, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Đặng Phong (2008), 5 đường mòn Hồ Chí Minh, NXB Tri Thức, Hà
Nội.
Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, NXB Sự thật, Hà Nội.
53. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khơ me Nam Bộ (Những vấn đề nhìn lại), NXB Tôn giáo,
Hà Nội, tr. 73.