PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 290

TINH THẦN “HỘ QUỐC, AN DÂN” CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER

261

sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ở tỉnh Cà Mau, đã có 160
thương binh, 128 liệt sĩ, 3 Mẹ Việt Nam anh hùng và 1 Anh hùng
Lực lượng vũ trang là người dân tộc Khmer. Nhiều sư tăng và phật
tử Nam tông Khmer trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng,
tiêu biểu nhất là Đại đức Hữu Nhem - trụ trì chùa Cao Dân. Nhiều
chùa ở Cà Mau tích cực tham gia kháng chiến chống Mỹ, như chùa
Costhum (xã Ninh Thạch Lợi), chùa Dìa Chuối (xã Minh Diệu),
chùa Tân lộc, chùa Tam Hiệp… Các nhà sư đã tự tìm vũ khí, xin vũ
khí của bộ đội để sẵn dàng chiến đấu tiêu diệt địch, làm cho nhiều bốt
địch xung quanh phải khiếp sợ.

48

Để hỗ trợ phong trào phá ấp chiến lược, quân dân Trà Vinh đã có

nhiều hoạt động vũ trang phối hợp với nhân dân địa phương. Ngày
29/9/1961, một cuộc tấn công vào chùa Ô Mịt được tổ chức, tiêu
diệt 40 tên, buộc đội quân ngụy đóng ở đây phải rút chạy. Nhiều sư
sãi ở các chùa: Sóc Xoài, Bầu Môn, chùa Tháp, Kà Hom, Giồng Lớn,
Bà Giam, Bãi Sào giữa, Bãi Sào chót, Sóc Trô, Xà Mút,… ở tỉnh Trà
Vinh đã cởi áo cà sa đi bộ đội trực tiếp tham gia chiến đấu.

49

Tại huyện Trà Cú (Trà Vinh), ở chùa Tháp (Watt Sovanna

Mealy) xã Long Hiệp và các chùa khác cùng địa phương có một nét
đặc biệt đó là: mỗi tháng đưa hai vị sư sãi vào chiến khu để học tập
và tham gia chiến đấu. Nhiều sư sãi Khmer ban ngày tụng kinh cầu
nguyện – tu trì, ban đêm đã trở thành chiến sĩ du kích. Việc sẵn sàng
cầm súng ra chiến trường chiến đấu với quân thù, đối mặt với cái
chết để bảo vệ cuộc sống cho đồng bào, cho Phật tử đã thể hiện một
cách nhìn, một quan điểm rất mới và tích cực về cái gọi là sát sinh
của nhà Phật. Trong bối cảnh cụ thể, các bậc chân tu Phật giáo Nam
tông Khmer đã không khoanh tay thụ động một cách tiêu cực. Một
điều đương nhiên là, khi cuộc sống của các tín đồ Phật giáo bị đe
dọa, đệ tử trung thành của Phật cũng phải ra tay để ngăn chặn sự tàn
sát của kẻ thù, bảo vệ chúng sinh, bảo vệ dân tộc, đất nước. Trong

48. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khơ me Nam Bộ (Những vấn đề nhìn lại), NXB Tôn giáo, Hà

Nội, tr. 77.

49. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Phật giáo Khơ me Nam Bộ (Những vấn đề nhìn lại), NXB Tôn giáo, Hà

Nội, tr. 78-79.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.