PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
260
Ngày 16/10/1964, tại Giồng Bớm (Sóc Trăng), tiểu đoàn Phú Lợi
và các du kích địa phương người Việt và người Khmer đã phối hợp
và giành được nhiều thắng lợi lớn. Tính trong năm 1964, tỉnh Sóc
Trăng đã phá dứt điểm 93 ấp chiến lược, phá banh 91 ấp chiến lược,
giải phóng 12 xã với 136.000 dân. Cùng trong tháng 10/1964, việc
các dân vệ Khmer đầu hàng sau khi được các sư sãi Bạc Liêu vận
động, đã khiến cho ấp chiến lược Vĩnh Mỹ A bị phá rã hoàn toàn,
giải phóng hơn 2.000 dân. Tính đến cuối năm 1964, quân và dân
Bạc Liêu đã phá hầu hết các ấp chiến lược. Tại các tỉnh Trà Vinh,
Sóc Trăng, Vĩnh Long, Rạch Giá, Cần Thơ và Hậu Giang, đồng bào
Khmer đã đóng góp phần đáng kể trong phong trào phá ấp chiến lược.
46
Có thể thấy, trong phong trào chống phá ấp chiến lược, làm phá
sản các kế hoạch bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, thắng
lợi của quân và dân Nam bộ giành được có sự góp sức không nhỏ
của sư sãi và Phật tử Khmer. Thắng lợi đó không chỉ làm thất bại âm
mưu “tát nước bắt cá”, mà còn góp phần làm cho chính quyền ngụy
Sài Gòn bị lung lay, khủng hoảng, đúng như nhận định của GS. Trần
Văn Giàu: “Sự thất bại của chính sách và chương trình ấp chiến lược là
một yếu tố trọng yếu vào bậc nhất làm cho chế độ Mỹ - Diệm sụp đổ”.
47
Có thể nói, những thành quả quan trọng trong phong trào chống
phá ấp chiến lược ở Nam bộ đã thể hiện niềm tin của Đảng, của
cách mạng đối với các nhà sư và đồng bào phật tử Khmer Nam bộ.
* Tham gia chiến đấu ở chiến trường
Không chỉ đấu tranh chính trị, chống bình định, nhiều danh
tăng và các Phật tử Nam tông Khmer đã cầm súng ra chiến trường,
chiến đấu trực diện với kẻ thù của dân tộc. Nhiều nội dung đã được
ghi lại ở chùa Chandarensey (Sài Gòn) như một chứng tích lịch sử.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ở Nam bộ có nhiều cán bộ
cách mạng người Khmer ưu tú, xuất sắc xuất thân từ các chùa. Đã
có những nhà sư Nam tông Khmer cống hiến cả cuộc đời mình cho
46. Phạm Đức Thuận (2017), Phong trào chống phá ấp chiến lươc ở miền Tây Nam Bộ (1961-1965),
Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Đại học Huế, tr. 146.
47. Trần Văn Giàu (2006), Tổng tập Trần Văn Giàu, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, tr. 1115.