PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 349

PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ

320

hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông
Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về phía Nam theo quốc
lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo quốc lộ 1.
Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre; phía Đông nam giáp tỉnh Trà Vinh,
phía Tây giáp thành phố Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng
Tháp, phía Đông bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây nam giáp tỉnh
Hậu Giang và Sóc Trăng. Đây là vùng đất có dân tộc Khmer sinh
sống từ thời kỳ Phù Nam (thế kỷ I – VII), thời kỳ Chân Lạp (630 –
1845), và đến thời kỳ Việt Nam.

2

Trước khi vùng đất này có tên gọi

“Vĩnh Long” đã trải qua nhiều tên gọi khác. Cái tên nguyên thủy
do người Khmer gọi vùng này là: “Luồng Hô”. Từ “luồng” xuất phát
từ chữ “luồng-tứt” trong tiếng Khmer, nghĩa là chết chìm; từ “hô”
xuất phát từ “hô-ra” trong tiếng Khmer, nghĩa là người biết xem bói
toán, hay gọi là “thầy bói”. Từ sự kiện có vị thầy bói đi qua vùng này
bị chết chìm nên người dân nơi đây gọi tên vùng đất này dựa theo
sự kiện thầy bói chết chìm là “luồng hô”. Đến 1732, chúa Nguyễn
Phúc Chu (1697 – 1738) quản lý các khu vực Nam bộ, đã thiết lập
quản lí vùng đất này đặt tên tiếng Việt đầu tiên là Châu Định Viễn.
Những năm sau, cái tên “Châu Định Viễn” được thay thế bằng các
tên gọi khác là Hoàng Trấn dinh (1779), Vĩnh Trấn (1780 – 1805),
Trấn Vĩnh Thanh (1806 – 1832), Vĩnh Long (1832 – 1950), Vĩnh
Trà (1951 – 1954), tỉnh Vĩnh Long (1954 – 1975), tỉnh Cửu Long
(1976 – 1992), cuối cùng ngày 5 tháng 5 năm 1992, đổi thành tên
Vĩnh Long tới hôm nay.

3

Lịch sử hình thành nên tỉnh Vĩnh Long đã

trải qua nhiều giai đoạn nên chùa chiền của dân tộc Khmer trong tỉnh
cũng được thành lập rải rác theo từng thời kỳ lịch sử. Cụ thể lịch sử các
chùa Khmer tỉnh Vĩnh Long sẽ được trình bày qua các mục sau:

1. KHÁT QUÁT PHẬT GIÁO KHMER TỈNH VĨNH LONG

Tất cả các chùa Khmer đều theo tín ngưỡng Phật giáo Theravāda.

Chùa được phân bố rải rác các khu vực thuộc tỉnh Vĩnh Long theo

2. Vũ Minh Giang (2008) (chủ biên), Lịch sử Vùng Đất Nam BộNam Bộ Việt Nam, Hà Nội: NXB

Thế Giới, tr. 45.

3. Nguyễn Chiến Thắng (Chủ biên) (2005), Ca dao, hò, vè Vĩnh Long, NXB Trẻ, tr. 11.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.