PHẬT GIAO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ
18
dung bài viết này, người viết cũng muốn đưa ra một vài vấn đề mong các
cấp lãnh đạp có thể xem xét và quan tâm hơn.
Từ khóa:
Phật giáo Nam tông Kinh; Theravāda, du nhập, phát triển.
***
DẪN NHẬP
Phật giáo tại Việt Nam nói chung và tại vùng đất Nam bộ nói riêng
bao gồm ba hệ phái: Bắc tông (Mahāyāna), Nam tông (Theravāda)
và Khất sĩ. Riêng về hệ phái Nam tông trên mảnh đất Nam bộ được
phân ra thành hai nhóm: Nam tông Kinh của người Việt và Nam
tông Khmer của cộng đồng người Khmer ở Nam bộ. Phật giáo đã
được du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ II-III, thời vua Hùng
qua câu chuyện Chử Đồng Tử với nhà sư Phật Quang.
1
Điều đặc
biệt là mầm mống Phật giáo nước ta thuở ấy được bắt nguồn từ Phật
giáo nhánh Theravāda do phái đoàn truyền giáo của hai vị trưởng
lão Soṇa và Uttara truyền sang vùng Suvaṇṇabhūmi. Tuy nhiên, vì
nhiều lý do, Phật giáo Theravāda không được tồn tại lâu dài trên
mảnh đất này và thay vào đó là sức ảnh hưởng của Phật giáo Trung
Hoa truyền sang. Mãi cho đến năm 1938, Phật giáo Nam tông
Theravāda một lần nữa được du nhập vào Việt Nam từ vương quốc
Campuchia láng giềng. Và từ đó, hình thành và phát triển trở thành
hệ phái Phật giáo Nam tông của người Kinh tại Việt Nam.
Trong bài viết này, tác giả mong muốn tìm hiểu về quá trình du
nhập của Phật giáo Nam tông (Theravāda) Kinh tại Việt Nam từ
giai đoạn du nhập, hình thành và phát triển cho đến ngày nay.
I. KHÁI NIỆM “THERAVĀDA” VÀ “NAM TÔNG”
Lịch sử truyền thừa của Phật giáo từ thời kỳ Đức Phật cho đến
ngày nay có nhiều biến động và phát triển, mà trong đó, biến động
lớn nhất là sự hình thành các hệ phái Phật giáo, để rồi hình thành
nên hai hệ phái Phật giáo chính là Theravāda và Mahāyāna. Sự phân
1. Lê Mạnh Thát (2003), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, NXB. Tp.HCM, tr. 29-31.