PHẬT GIÁO NAM TÔNG TẠI VÙNG NAM BỘ - Trang 48

PHẬT GIÁO NAM TÔNG (THERAVĀDA) KINH VIỆT NAM: QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

19

chia hệ phái Phật giáo rõ nét nhất được hình thành khoảng 100 năm
Phật lịch, từ sau kỳ kết tập kinh điển lần thứ hai tại Vesāli.

2

Chỉ vì

mười điều bất đồng về giới luật mà trong nội bộ có sự biến động,
đó là điều kiện hình thành nên hai bộ phái Phật giáo đầu tiên, là Đại
chúng bộ (mahāsaṃghika) và Trưởng lão bộ (Sthaviravāda) hay
còn gọi là Theravāda

3

.

Sthavira trong tiếng Sanskrit và Thera trong tiếng Pāli đều có

nghĩa là trưởng lão, bậc trưởng thượng, người xưa, vị Tỳ-khưu đã
thọ Cụ túc giới hơn mười năm, Hán dịch là trưởng lão. Vāda nghĩa
là giáo lý, quan điểm, lời dạy. Như vậy, Theravāda hay Sthaviravāda
đều cùng một nghĩa là “giáo lý của bậc trưởng thượng” hoặc “lời
dạy của các vị trưởng lão”, mà ngày nay đều biết đến với cái tên là
Trưởng lão bộ.

Bộ phái Đại chúng bộ phát triển về hướng Bắc Ấn nên được

gọi là Bắc tông hay Bắc truyền, còn bộ phái Trưởng lão bộ truyền
về hướng Nam Ấn nên gọi là Nam tông hoặc Nam truyền. Tên gọi
bộ phái được hình thành do hướng đi truyền bá giáo lý của chư vị
trưởng lão.

Riêng về danh xưng hệ phái Theravāda ngày nay chỉ là sự trùng

lặp về tên gọi của hệ phái, chứ không phải là nhánh chính của bộ
phái Sthaviravāda hoặc Theravāda nguyên thủy. Vì sao? Bởi vì sau
khi Phật giáo phân thành hai bộ phái chính, trải qua nhiều giai
đoạn, thời kỳ, các bộ phái khác được hình thành, phân chia từ hai
bộ phái chính. Có ít nhất 18-19 bộ phái được hình thành từ hai bộ
phái nguyên thủy:

- Qua vài lần phân phái, Đại chúng bộ được chia thành tám

bộ: Nhất thuyết bộ (Ekavyavohārā), Xuất thế bộ (Lokottaravāda),
Kê dẫn bộ (Gokulikā), Đa văn bộ (bahussutika), Thuyết giả bộ
(paññatti), Chế-đa sơn bộ (Cetiya), Tây sơn trụ bộ (Aparasaila),

2. Cullavaggapāli – Tiểu Phẩm, tập II, Indacanda dịch, (Sri Lanka: Buddhist Cultural Centre, 2010),

tr. 591-599.

3

. Bộ phái Thượng tọa bộ (Theravāda) không phải là hệ phái Nam tông - Theravāda ngày nay.

Minh Huệ (dịch) (2007) Đại Vương Thống Sử, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, tr. 37.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.