PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 10

trái về người khác, hay khuyến khích người khác làm điều đó. Đừng trách
móc, la mắng nhau. Thay vì tìm lỗi người, ta hãy tự thấy lỗi mình. Đó là
giới luật. Dầu là hàng tu sĩ hay cư sĩ đều có thể gìn giữ theo giới luật này ở
bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào.
Thứ hai: Anupaghato: Đừng ghét bỏ lẫn nhau. Thường khi chung sống,
không phải mọi người đều cư xử giống nhau. Có người biết cách cư xử
khéo léo, người khác lại cư xử thô lỗ - chứ không phải là do ác ý, hãy nhớ
điều đó. Về thể chất cũng thế, có người siêng năng, đầy sinh lực; kẻ khác
thì yếu đuối, hay bệnh hoạn. Về lời nói thì có người khéo léo, người
không. Người nói nhiều, kẻ lại rất kiệm lời; kẻ thì ba hoa đủ chuyện trên
trời dưới đất, người chỉ thích bàn chuyện Phật pháp; kẻ thì thường nói sai,
người hay nói đúng. Đó được coi là sự không tương ưng. Khi điều này xảy
ra, tất nhiên sẽ có mâu thuẫn, xung đột ở một mức độ nào đó. Nếu có
những điều này xảy ra trong chúng, khi chúng ta cùng sống trong Pháp,
chúng ta không nên để tâm. Chúng ta cần tha thứ cho nhau, cần rửa sạch
những tỳ vết khỏi tâm ta. Vì sao? Vì nếu không, ta sẽ trở thành ganh tỵ, soi
mói, thù hằn nhau. Hành động tha thứ được coi là quà tặng của tâm từ. Nó
khiến ta không chấp giữ điều chi, không canh cánh bên lòng điều gì, không
bị thứ chi gây phiền não – đó là những người không mang lòng hằn thù.
Dầu đôi khi có sai trái, có lầm lỗi, chúng ta vẫn tha thứ lẫn nhau. Chúng ta
cần nên có lòng thương yêu, tử tế, cảm thông với tất cả mọi người quanh ta,
càng nhiều càng tốt. Đó được gọi là anupaghato. Đó là một phần trong quá
trình tu tập làm người Phật tử, dầu ở tại gia hay chốn thiền môn.
Thứ ba: Patimokkha samvara: Hành động như thế nào để giúp ta đến gần
cửa vào Niết Bàn hơn. Cửa vào Niết Bàn là gì? Patimokkha. Mukha có
nghĩa là cửa vào. Mokkha nghĩa là giải thoát. Hãy ngồi gần đồ ăn để
miệng ta được ăn. Đừng ngồi xa quá, ta sẽ khó ăn được. Ngồi đủ gần để
sự giải thoát ở trong tầm tay, để ta có thể với tới thực phẩm. Nói cách khác,
bất cứ hành động gì giúp ta đến gần hơn với đạo pháp, thì ta cần phải hành
động như thế. Gần với đạo pháp có nghĩa là đi theo con đường đạo. Người
cư sĩ cũng có con đường đạo của mình, giống như hàng xuất gia có con
đường đạo của họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.