PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 67

những thứ đại loại như thế. Có thể chúng ta tin chắc rằng các thông tin kinh
tế không liên quan gì đến ta, hoặc còn tin cả rằng, là Phật tử, chúng ta
không nên quan tâm đến những điều đó, vì ta xem cả thế giới kinh doanh
thương mại như là bất thiện - một điều gì đó cần phải tránh xa.
Dĩ nhiên thực tế là chúng ta không thể trốn tránh nó. Bất cứ chúng ta làm
gì, dầu ta sống đơn giản đến đâu, mỗi chúng ta là một bộ phận không thể
tách rời của toàn hệ thống. Nếu chúng ta không thể thoát khỏi các hậu quả
bao trùm của cái mà hiện nay được coi như là khoa học kinh tế, thì chúng ta
có thể chấp nhận các quy luật của nó để phản ảnh các quan niệm Phật giáo
của chúng ta không? Thực ra có thể có, một thứ được coi như là kinh tế
Phật giáo (Buddhist Economics) không?
Nếu ta chấp nhận rằng kinh tế thật ra là một khoa học, thì nó có thể không
giữ một vai trò quan trọng trong việc mang lại lợi ích cho nhân loại, giúp
tạo nên những xã hội phồn thịnh, hòa hợp, mang đến sự bình ổn, và một
mức sống có thể chấp nhận được cho tất cả mọi người sao? Câu trả lời rõ
ràng là có, nó cần phải như thế, nhưng chúng ta cũng có thể thấy rõ ràng
không kém là nó đã thất bại, nó không thể thực hiện được những điều đó.
Thật ra, ở nhiều quốc gia trên thế giới, những sự quản lý kinh tế tồi tệ đã
đem lại nghèo đói, cùng với các hậu quả xã hội bất an và xáo trộn.
Các nền kinh tế thị trường thường thất bại vì mục tiêu của chúng hạn hẹp
và không màng đến các giá trị đạo đức. Đối với một nhà kinh tế thị trường,
một chai rượu whisky và một quyển sách nói về sự áp dụng các nguyên tắc
Phật giáo trong thương mại, cả hai đều có cùng một giá trị kinh tế. Những
hậu quả tai hại tiềm tàng trong rượu có thể mang đến cho cá nhân và xã hội
hoặc những ích lợi của các nguyên tắc thương mại dựa trên Phật giáo, có
rất ít ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng gì đến việc quyết định mở một tiệm
rượu hay một tiệm sách của họ.
Theo quan điểm Phật giáo, kinh tế không được xem như một phạm trù hiểu
biết đặc biệt. Đúng hơn, nó cần phải được xem như là một trong số những
nguyên tắc tương quan hòa hợp với nhau để tiến tới một mục đích chung là
đảm bảo an toàn cho cá nhân, xã hội, và môi trường.
Rất lâu trước khi kinh tế được coi như là một “khoa học”, Đức Phật đã đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.