PHẬT PHÁP CHO MỌI NGƯỜI - Trang 69

xài thẻ tín dụng quá mức, lời dạy cơ bản này đặc biệt quan trọng.
Lời khuyên thiết thực thứ tư của Đức Phật là tạo ra những người bạn tốt
trong đời. Đức Phật đã nhấn mạnh đến sự quan trọng của đức tính này, đặc
biệt trong phạm vi kinh tế, bằng cách dạy rằng chỉ lo thu gom, tích trữ và
sử dụng của cải thì chưa đủ tốt. Chúng ta cần phải tìm kiếm, đào tạo những
người tốt để làm việc chung, trước khi ta có thể sử dụng tài sản của mình.
Đức Phật cũng khuyên trong khi kiếm sống, chúng ta cần tránh giao tiếp
với những người phạm giới.
Lời khuyên của Đức Phật đối với những vấn đề liên quan đến kinh tế thực
tiễn một cách đáng ngạc nhiên, đến mức độ có cả những lời khuyên ta nên
phân chia và quản lý ngân sách gia đình như thế nào. Một phần cần được
để dành cho nhu cầu sinh hoạt gia đình, một phần để giúp đỡ bạn bè, một
phần để dành cho những ngày khó khăn hay trường hợp khẩn cấp, một
phần cho từ thiện, và một phần để cúng dường quý tăng ni.
Nhưng bạn có thể nói, có người gần như kiếm không đủ sống, làm sao họ
có thể nghĩ đến việc để dành? Có người còn bị đẩy đến việc trộm cắp hay
phạm các loại hình sự khác chỉ để nuôi nấng con cái.
Bạn cảm thấy tội nghiệp cho họ, rồi bạn trách chính phủ, đổ thừa cho lương
bổng thấp giống như các viên chức cảnh sát tham nhũng mà ta đọc mỗi
ngày trên báo.
Hãy nghĩ kỹ lại xem bạn có thực sự tin rằng việc trộm cắp, việc đòi hỏi và
nhận hối lộ có thể được chấp nhận đơn giản vì người đó ham muốn nhiều
hơn khả năng có thể có của họ?
May mắn thay vẫn còn có những câu chuyện để cho ta thấy một mặt khác
của đồng tiền. Đó là câu chuyện của những bậc cha mẹ chịu thương, chịu
khó, làm bất cứ những công việc tay chân vất vả gì và sống trong những
hoàn cảnh nghèo khổ phải tranh đấu mỗi ngày để nuôi nấng, chăm sóc, và
giáo dục con cái, ươm trồng cho con họ những đức tính của lòng chân thật,
ngay thẳng - của Chánh mạng. Họ quản lý những đồng tiền mà họ có một
cách khôn ngoan và đôi khi còn có thể giúp đỡ người khác.
Sự quản lý kinh tế của họ dựa trên những nguyên tắc thiết thực, bền vững,
những nguyên tắc của nền kinh tế Phật giáo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.