Ai ai vốn cũng không biết Lý Tầm Hoan và phi đao của hắn ra sao,
nhưng sau khi trải qua kỹ thuật xử lý của điện ảnh, lại đã hình tượng hóa
được họ Lý và phi đao của hắn, cũng đã đại chúng hóa được cả hai.
Từ một góc độ bao quát, đại chúng hóa là thô tục, rời xa văn học và nghệ
thuật.
Nhưng kết luận tôi vẫn cho là, trong thứ hình thái xã hội hiện tại, đại
chúng hóa một chút cũng không có gì là không tốt.
Ít ra cũng còn tốt hơn so với một người núp trong tháp ngà mà khóc một
mình.
Bộ tiểu thuyết “Phi Đao, Hựu Kiến Phi Đao” có liên quan đến cố sự Lý
Tầm Hoan và phi đao của hắn, đương nhiên cũng có mối quan hệ mật thiết
không thể tách biệt với cố sự “Tiểu Lý Phi Đao”.
Nhưng giữa hai chuyện vẫn có rất nhiều chỗ hoàn toàn không tương
đồng.
Tuy hai câu chuyện đều giống nhau ở chỗ nói về ân oán tình thù của Lý
Tầm Hoan, lại hoàn toàn độc lập.
Chuyện “Tiểu Lý Phi Đao” tuy đã rất nhiều lần đưa lên màn bạc, nhưng
cố sự của hắn lại đã được viết thành tiểu thuyết trước đó rất lâu, cố sự “Phi
Đao” hiện tại đã quay thành phim, tiểu thuyết mới được bắt đầu viết.
Tiêu Thập Nhất Lang cũng vậy, trước có điện ảnh, rồi mới có tiểu thuyết.
Tình huống đó lại có thể đã lọc bỏ rất nhiều chi tiết không cần thiết, làm
cho chuyện càng tinh tường đơn giản hơn, càng có nhiều biến hóa hơn.
Bởi vì điện ảnh là một công việc bao quát, không biết phải tiêu hao bao
nhiêu tâm huyết, cũng không biết phải tiêu hao bao nhiêu vật lực và tài lực.
Cho nên khi viết tiểu thuyết điện ảnh, tâm tình tuyệt không tương đồng
với viết tiểu thuyết bình thường.
May là hai cách viết tiểu thuyết đó còn có một điểm tương đồng, đều hy
vọng có thể làm cho độc giả dâng lên chút hân hoan cổ vũ trong lòng, đồng
tâm phe phái.
Tôi nghĩ đó có lẽ là một trong những mục đích lớn nhất để tôi viết tiểu
thuyết.
... Đương nhiên tịnh không phải là toàn bộ mục đích.