PHÓ CƠ NGUYỄN HIỀN ĐIỀU - Trang 5

Không lâu sau, tại Tiền giang, nơi Vàm Thuận (sử ghi là Thuận Cảng,
Thuận Phiếm cửa của Vàm Nao phía Tiền giang) quân Nguyễn giành chiến
thắng.
Vài mươi ngày sau, qua tháng giêng năm 1834, thủy quân Xiêm lại theo
đường cũ, đến vùng mà chúng đã thua hôm nọ để quyết chiếm yết hầu Tiền
giang. Đến Vàm Thuận không thấy gì xảy ra, chúng thử tiến thêm đến rạch
Củ Hủ (vùng chợ Thủ).

Khi ấy nhân lúc nước xuống, giặc theo bờ sông phóng hỏa đốt bè, ngăn trở
thủy quân ta rồi chúng lại sấn tới đánh. Quản vệ Phạm Hữu Tâm đốc binh
đánh từ giờ Dần đến giờ Tỵ, quân giặc chết nhiều, thây chồng nhau, giặc
liền lui.

Đây là trận đánh kéo dài từ ba bốn giờ khuya đến chín mười giờ trưa, giặc
chết nhiều, thây chồng lên nhau. Rồi quân ta lại thừa thắng thâu phục đồn
Châu Đốc, thâu phục thành Hà Tiên… rượt đuổi chúng tới tận Nam Vang
rồi giải phóng luôn thủ phủ xứ Chân Lạp này.

Trong bối cảnh chống xâm lăng như vừa kể, một bộ phận tộc người Khơ-
mer ở Kiên Giang do bị xúi giục đã nổi dậy xô xát, chia rẽ với tộc người
Việt, chống lại chính quyền đương thời.

Để trị an đất nước, triều đình nhanh chóng đặc phái Nguyễn Hiền Điều về
vùng Tà Niên nhằm ổn định tình hình.

II. Nguyễn Hiền Điều (Nguyễn Văn Điều)

sinh ở Long Hồ, tỉnh Vĩnh

Long. Năm 1834 giữ chức Thự Quản Cơ (tức là quyền Quản cơ ) tỉnh Vĩnh
Long.( Tư liệu chỉ ghi tiểu sử của ông có bấy nhiêu, khi tìm được gì thêm,
tôi sẽ bổ sung sau)

Như đã nói trên, Nguyễn Hiền Điều lãnh nhiệm vụ dẹp loạn và ông rất nôn
nóng muốn hoàn thành sứ mệnh của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.