PHÓ CƠ NGUYỄN HIỀN ĐIỀU - Trang 6


Bởi vậy trong một đêm khuya nọ, ông cùng một số người tùy tùng đi thám
sát tại rạch So Đũa. Bị bọn nổi loạn phát hiện trong khi viện binh chưa tới
kịp, ông và quân lính phải chiến đấu rất quyết liệt. Đến chiều ngày hôm
sau, lâm vào cảnh sức yếu thế cô, ông bị trọng thương.

Theo truyền thuyết khi về đến giếng Cây Trâm (cách đình làng Vĩnh Hòa
Đông khoảng 2km) thì bên ông chỉ còn lại một cận vệ. Quá mỏi mệt, ông
vừa trèo xuống giếng uống nước thì đối phương cũng vừa truy đuổi đến
nơi. Người vệ sĩ bị đâm chết. Còn ông mới từ dưới giếng ngoi lên thì bất
ngờ bị một dao đâm vào bụng. Ông bứt lá môn mọc trên miệng giếng bó
tạm vết thương đang ra nhiều máu, để tiếp tục chiến đấu.

Đến khi không còn sức chống đỡ, để khỏi sa vào tay bọn làm phản, ông
đâm vào cổ tự sát tại bờ giếng Cây Trâm, lúc ấy vào chiều ngày 13 tháng
giêng năm Giáp Ngọ (1834).

Phiến quân cắt đầu ông về treo tại vàm rạch ngã ba So Đũa.

Theo lời kể của các hương lão, dân thôn Vĩnh Hoà Đông bí mật tổ chức lấy
đầu lâu của Phó Cơ Nguyễn Hiền Điều do người Khơ-mer cất giấu ở một
ngôi chùa tại So Đũa, đem về thờ tại đình làng và tôn ông làm chính thần.

Theo Đại Nam nhất thống chí: "Đền Phó Cơ Nguyễn Hiền Điều ở xã Vân
Tập huyện Kiên Giang. Thự Phó Cơ Vĩnh Long Nguyễn Hiền Điều theo
việc bắt giặc, chết trận… Phó Cơ thường tỏ linh ứng, năm Thiệu Trị thứ
hai (1842), người địa phương lập đền thờ".

II. Vài lời kết:

Ông Phó cơ Điều đến vùng Tà Niên chưa lâu, ấy vậy mà cũng như người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.