Toan Ánh 179
Kết luận
Gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng gia đình bắt đầu từ cá nhân.
Xét qua mọi sinh hoạt gia đình, qua mọi biến cố vui buồn, ta thấy nguồn gốc của
mọi sinh hoạt đều do cá nhân, do sự cần thiết của cá nhân tạo nên.
Người đứng đầu gia đình là gia trưởng, có bổn phận duy trì và bảo vệ gia đình,
chịu trách nhiệm về hết thảy những hành vi của mọi người trong gia đình, chính trách
nhiệm này đã khiến mối liên quan giữa mọi người trong gia đình ngày càng rõ rệt và
sự thân thiết của mọi người trong gia đình bất diệt.
Ngày xưa, nếu người gia trưởng phạm tội, con cái bị bắt làm nô tì, và nếu một
người trong gia đình phạm tội phản quốc, tất cả gia đình phải liên đới chịu trách
nhiệm.
Luật lệ khắt khe, lại thêm tục lệ ràng buộc, mọi người trong gia đình luôn luôn phải
cùng nhau lo giữ vững lấy nếp nhà, bảo vệ hạnh phúc chung, cùng xây dựng sự thịnh
vượng chung, như thế tức là thực hiện sự đoàn kết, nó là cái căn bản, truyền thống của
dân tộc Việt Nam.
Như đã trình bày trong “Đời sống bản thân”, để giữ vững tinh thần đoàn kết, ngay
trong từ nếp sống cá nhân, bản thân luôn luôn phải hy sinh cho các sinh hoạt cộng
đồng, và gia đình, đơn vị nhỏ nhất quy tụ nhiều cá nhân, lại phải hy sinh cho các sinh
hoạt cộng đồng khác, nghĩa là sinh hoạt của các đơn vị bao trùm trên đơn vị gia đình,
tuy nhiên, trước khi lo tròn những trách nhiệm trong đơn vị bao trùm, gia đình phải
chu toàn cho những cá nhân trong đơn vị mình trước: Người xưa gọi là tề gia.
Dân tộc ta trải bao nhiêu cuộc thăng trầm mà không bị tiêu diệt hoặc đồng hoá,
chính vì tinh thần đoàn kết mà tinh thần này bắt đầu từ gia đình, trong đó mọi người
luôn luôn có một sự hoà hợp nhường nhịn rất tế nhị. Đây cũng là nét bản sắc riêng của
dân tộc Việt Nam.
Gia đình chi phối cá nhân, nhưng chi phối để bảo vệ tất cả các cá nhân trong gia
đình, nghĩa là bảo vệ quyền lợi chung của gia đình.
Có cá nhân mới có gia đình, nhưng gia đình có vững, cá nhân mới bền. Bởi vậy,
nhiều sinh hoạt gia đình chỉ bắt đầu từ một cá nhân, mà các cá nhân khác đồng liên
đới hưởng thụ hoặc chịu đựng.
Gia đình có bền vững thì xã hội mới trường tồn.
Hết
Tài liệu than khảo
- Đào duy Anh – Việt Nam Văn Hoá Sử Cương – Nhà xuất bản Bốn Phương, 1961
- Vũ Bằng – Miếng ngon Hà Nội – Nam Chi Tùng Thư, 1960.
- Phan Kế Bính – Việt Nam Phong Tục – Đông Dương tạp chí, 1914-1915
- Lois Bezacier – L’art Vietnamien
- Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái – Đại Nam quốc sử diễn ca.
- Bửu Cầm – Học chế ở Việt Nam qua các thời đại – Văn hoá Nguyệt san, 33 và 34,
tháng 8, 9-1958.
- G. Coulet – Cultes et Religions de L’Indochine Annamite.
- Chu Ngọc Chi – Thọ Mai Gia Lễ
- Nguyễn Cao Đàm, Trần Cao Lĩnh – Việt Nam, Quê Hương yêu dấu, Tác giả xuất