Toan Ánh 177
Trong khoảng “tiểu trường” và “đại trường” cứ đến Tuần Trung Nguyên, người ta
đốt mã cho người chết. Năm đầu là mã biếu, năm sau mới là mã cúng cho người chết
dùng.
Cải táng
Người chết đã an táng, có khi nơi an táng là ngôi mộ vĩnh viễn, nhưng người xưa
thường sau ba năm, khi con cái đã đoạn tang, hoặc vài năm nữa, thường lo tới việc cải
táng.
Việc cải táng còn gọi là "cát táng", trái với lúc mới chết an táng, còn gọi là "hung
táng". Từ “cát táng”, để chỉ rằng sự an táng lại do con cháu tìm được nơi đất tốt để
xương cốt ông cha yên nghỉ.
Khi cải táng phải làm lễ bốc mả: mả hung táng được đào lên, xương cốt được con
cháu nhặt lấy, lau rửa bằng nước vị hương, đoạn xếp vào một cái tiểu sành, rồi đậy
thật kín. Những nhà giàu có thường dùng quan quách như khi “hung táng”.
Sự cải táng không cần thiết nếu khi hung táng con cháu đã kén chọn được đất tốt,
hoặc chôn vào sinh phần của chính người chết đã chọn lấy.
Sự cải táng có nhiều cớ:
1- Hoặc khi cha mẹ chết, nhà nghèo túng không sắm được quan tài tốt, nên phải
“hung táng”, rồi sau đó một thời gian “cải táng”, sợ quan tài xấu hài cốt của cha mẹ bị
hư mục.
2 – Hoặc khi cha mẹ chết, chưa chọn được đất tốt, lúc chọn được thì “cải táng”.
3 - Hoặc khi cha mẹ chết trong lúc tha hương, con cháu phải tạm chôn nơi đất
khách quê người, rồi sau vì theo quan niệm hiếu của người chết, phải lo cất cốt về nơi
sinh quán để vong hồn cha mẹ được hài lòng.
4- Hoặc vì cha mẹ chết vì bệnh thời khí phải chôn vội vàng, sau cần “cải táng” để
trọn đạo hiếu.
5 – Hoặc vì cho rằng mồ mã không yên nên phải “cải táng” để trong nhà khỏi sinh
hoạ hại.
6 – Hoặc vì con cháu cần phú qúy nên nhờ thầy địa lý tìm “cái huyệt” mà cải táng
để mong “mộ kết”.
Ngoài các cớ trên, theo lối cũ thường vì lý do hiếu kính, và vì sự cầu mong phát
đạt, một ngôi mộ thường cần được “cải táng” trong các trường hợp:
- Mả vô vớ sút thành đường
- Mả cỏ khô héo chết.
- Trong nhà có sự dâm loạn, phong thanh mất.
- Trai gái hoá điên cuồng, hình hại, hoả tai, chết chóc.
- Người mất, của mất sinh ra kiện tụng nhau mãi.
Qua mấy trường hợp trên ta thấy rằng: Mả sút lẽ tất nhiên bên trong động tới xương
cốt cần phải cải táng, nếu không cũng phải xem xét và đắp lại.
- Cỏ khô hiếu tức là nơi đất đó không tốt, e có hại tới hài cốt.
- Ba điều sau vì tín ngưỡng. Ta thường nói "Sống về mồ mả, ai sống về cả bát
cơm".
Tục cải táng ở miền Bắc rất phổ thông. Từ Hoành Sơn trở vào Nam, việc “cải táng”
chỉ là một trường hợp hạn hữu. Khi nào con cháu cho là “mồ động” thì mới cải táng.
Chôn cất xong là xong.
Ngày nay, chịu ảnh hưởng Tây Phương, việc cải táng không có, dù đó là người gốc
miền Bắc hay miền Nam. Người ta cũng nghĩ rằng người chết được nằm yên dưới mồ
là xong. Hơn nữa mồ mả lúc đầu được làm cẩn thận, chắc chắn.
Người xưa, không phải ai ai cũng cho “cải táng” là một điều bắt buộc của phong