PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 176




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam


Trước ki làm “lễ tế ngu”, con cháu phải vào tế tổ để cáo yết tổ tiên.
Tế ngu có sơ ngu, tái ngu, và tam ngu.
Ngày hôm đưa ma trở về tế ‘sơ ngu”
Ngày hôm sau tế “tái ngu”, và hôm thứ ba tế “tam ngu”.
Về tái ngu và tam ngu, Đào Duy Anh trong “Việt Nam Văn Hoá Sử Cương” có

viết:

"Sau gặp ngày thu nhật (ất, đinh, tỵ, tân, quý), thì làm lễ tái ngu, gặp ngày cương

nhật (thân, bính, tuất, canh, nhâm) thì làm lễ tam ngu".

Sau khi chôn
Mồ mả đã đắp rồi, ba ngày sau khi chôn, mỗi buổi chiều con cái đem cơi trầu đến

mộ mà khóc, gọi là ấp mộ, đem hơi nóng của tình gia đình làm cho mộ đỡ lạnh lẽo.

Đến ngày thứ ba, có lễ mở cửa mả. Con cháu đắp lại ngôi mộ cho tốt đẹp. có nhà

còn mời thầy phù thủy về “yểm bùa trừ ma qủy”.

Ngày thứ ba này, vùng quê gọi là "Ba ngày" có làm cỗ bàn mời bà con thân thuộc.
Trong ta lễ của ta thường có bày ra cỗ bàn mời họ hàng làng nước, sau khi đã cúng

lễ người khuất. Cỗ bàn nhiều khi rất linh đình.

Có nhiều người, bố mẹ lúc sống coi thường chẳng ra gì, lúc chết làm ma to tát để

khoe khoang và để che mắt thế gian. Thật đúng là

"Lúc sống thì chẳng cho ăn,

Đến khi chết xuống làm văn tế ruồi”.

Kể từ ngày thứ tư trở đi, con cái không ra thăm một nữa, trừ những ngày “sóc

vọng”, nhưng ở nhà hai buổi vẫn có cúng cơm cho đến tuần tốt khốc.

Những gia đình theo Phật giáo, sau đám tang cứ 7 ngày lại làm một tuần chay có

mời tăng ni tới làm lễ tụng kinh tại nhà, hoặc xin làm lễ tụng kinh tại chùa.

Tuần chay đầu tiên gọi là tuần Sơ thất, sau đó là Nhị thất cho tới tuần Thất thất còn

gọi là "Chung thất".

Rồi đến một trăm ngày gọi là tuần Tốt khốc, kể từ ngày đó trở đi, con cháu thôi

không khóc nữa.

Từ khi an táng cho tới 100 ngày (có gia đình chỉ tính đến 50 ngày, con cháu 2 bữa

phải có cơm canh cúng. “Tuần tốt khốc”, con cháu cúng lễ lần chót, và từ đấy không
phải dâng cơm ngày hai bữa nữa.

Nhiều gia đình chỉ dâng cơm ngày 2 bữa đến ngày “chung thất”, nhưng đến “Tuần

tốt khốc” vẫn có lễ.

Tuần tốt khốc còn gọi là tuần Bác nhật và nôm na là tuần Trăm ngày.
Nếu người chết còn quàn tại một nơi nào chưa chôn, con cháu không được làm lễ

Tốt khốc, và chỉ được cúng ngày hai bữa như chiêu tịch điện. Buổi cúng trăm ngày
cũng là buổi cúng cuối cùng.

Một năm sau, đúng ngày người qua đời, con cháu cúng giỗ đầu gọi là "lễ tiểu

thường", một năm sau nữa thì làm "lễ đại tường" tức là giỗ hết.

Sau lễ tiểu tường, tang phục con cháu bỏ bớt sô gai, và sau lễ đại tường, con cháu

không mang tang nữa.

Ta còn gọi ngày này là ngày “giỗ đoạn”. Tuy nhiên, tang vẫn chưa coi là hết hẳn,

phải đợi đủ 27 tháng, làm lễ “trừ phục”, lúc đó mới coi là đoạn hẳn tang.

Từ đó về sau, hàng năm, tới ngày người qua đời, con cháu lại cúng giỗ. Ngày giỗ

về các năm sau gọi là ngày “cát kỵ”. Người ta còn gọi ngày giỡ là ngày "Chung thân
chi tang"
vì mỗi khi tới ngày đó người sống lại nhớ biết bao kỷ niệm của người chết.

Con cháu chỉ cúng giỗ tổ tiên cho đến năm đời, sau đó thần chủ được đem chôn đi

và chỉ còn thờ chung ở từ đường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.