PHONG TỤC VIỆT NAM - Trang 174




Phong Tuc Tap Quan Viet Nam

trị huyệt.

Bốn vị phương tướng và Thần hổ đi đầu có những điệu múa và những câu hát. Điệu

múa là “bùa phép”, và câu hát là “câu chú” trấn an dọc đường, xua đuổi tà ma.

Tới huyệt, vị Thần hổ và 4 thiên tướng lại nhảy múa chung quanh huyệt để “vẽ

bùa” và “yểm chú”.

Sau khi “vẽ bùa”, “yểm chú” khắp nơi huyệt và chung quanh, năm người đóng vai

trị huyệt này đều vội vã bỏ ra về, mỗi người đi một đường, mà không ai trở lại con
đường lúc đi. Tục cũ tin rằng những tà ma, trùng quỷ bị xua đuổi ở dọc đường cũng
như ở ngôi huyệt, căm giận mấy vai phường tuồng, chúng họp nhau đón đường để “trả
thù”.

Những vai phường tuồng này, khi về đến nhà cũng vội vàng thay quần áo, rửa mặt

cho hết nét vẽ để trở lại người thường ngay, ý hẳn tránh sự “báo thù” của ma quỷ.

2 – Sau hai phương tướng là Thế kỳ. Đây là một bức hoành có treo đôi đèn lồng để

chức tước và huy hiệu của người chết. Trên thế kỳ viết bốn chữ "Hổ sơn vân ám"
nghĩa là Núi hổ mây che hoặc "Dĩ lĩnh vân mê" nghĩa là Núi Lĩnh mây mờ, tùy theo
người chết là cha hay mẹ tang chủ.

3 – Thứ ba là Minh tinh đặt trên bàn thờ con cháu và bạn bè phúng điếu.
4 – Sau minh tinh là đối tướng của con cháu và bạn bè phúng điếu.
5 – Kế đến là một hương án bày giá hương, độc bình, mâm ngũ quả, có khi thêm

đèn nến thành một bộ “ngũ sự” hoặc “thất sự”.

6 – Sau hương án là thực án, tức là các hương án trên có bày đồ lễ: lợn quay, xôi

gà, bánh trái, hoa quả, v.v...

7 – Phường kèn và phường bát âm
8 – Các đồ minh khí gồm biển đan, triện, đèn lồng. Biển, đan triện bằng gỗ hoặc

bằng giấy, trên có viết hai chữ Trung tín nếu là đàn ông, Trinh thuận hoặc Trinh tiết
nếu là đàn bà.

9 – Linh xa, có rước hồn bạch. Ngày nay trên linh xa có đặt ảnh người qua đời.

Thời trước, những người có chức tước trên linh xa có mũ áo đại trào. Có khi mũ áo
được rước riêng trên một chiếc kiệu.

10 – Cờ cônb bố, đèn chữ Á và nếu có mũ áo đại trào của người chết, các nghi

trượng sự thần gồm cờ, quạt, tàn, lọng, đồ lộ bộ, chiêng, trống, võng, lọng và có cả
trống lớn, - những nghi trượng này chỉ dành cho những người có chức tước.

Các gia đình thường chỉ có phường kèn và “phường bát âm” nói trên.
11 – Đại dư rước linh cữu.
12 – Sau linh cữu là các con cháu đi tống táng có chiếc màn trắng gọi là Bạch mạc

hoặc phương du để che mưa nắng.

13 – Sau nữa, nếu người chết là một Phật tử, có long kiều còn gọi là cầu bát nhã do

các vãi đội vừa đi vừa tụng kinh để cầu cho vong hồn người chết khuất sang Tây
phương cực lạc.

Có khi có một vài nhà sư đi sau long kiều. Sau này tại các đô thị ta thấy các nhà sư

dẫn đầu đám tang.

14 – Nối tiếp long kiều, là bạn bè và những người thân đi đưa đám.
Trong lúc đám tang đi đường có rắc vàng thoi và vàng giấy, tục cho rằng có ma quỷ

níu vào quan tài, phải rắc vàng để tống khứ chúng.

Tất cả nghi trượng trên là của một đám tang gia đình phong lưu, đối với những gia

đình thường có nhiều điều tỉnh giảm, và thường chỉ gồm mấy thứ minh tinh, nhà táng,
đèn biển sơ sài, lác đác vài câu đối của con cháu, nhưng dù sơ sài tới đâu, - có khi chỉ
có chiếc áo quan trần trên cỗ đòn với mấy người khiêng, - đối với các gia đình Phật

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.