để giải quyết vấn đề đó?
• Tại sao công ty nên thuê bạn? Liệu bạn có phải là người phù hợp nhất cho
công việc đó hay không?
• Liệu công ty có cần các kỹ năng của bạn không? Làm cách nào để bạn có
thể có những đóng góp tích cực cho công ty?
Có thể có nhiều lý do khác nhau để tham gia vào công ty gia đình. Một mặt
có thể đơn thuần là công việc, mặt khác cũng có thể là quyền sở hữu một
phần hay toàn bộ công ty. Một số phụ nữ chỉ dùng công ty như bàn đạp để
thực hiện các mục đích riêng. Dù thế nào, bạn cũng phải quyết định
điều gì là tốt nhất cho bạn. Sau đó, bạn sẽ phải “đàm phán” để có được điều
mình mong muốn.
Đàm phán theo cách chuyên nghiệp, khách quan
Không phải vì bạn có quan hệ với những người ra quyết định trong công ty
mà bạn có thể tương tác với họ theo cách vẫn thường làm trong các bữa tiệc
Giáng sinh. Ngược lại, bạn cần phải lựa chọn khôn khéo, phải làm việc
theo cách chuyên nghiệp như đối với những người mà bạn chưa biết.
Hầu hết các lời khuyên về đàm phán khi mua lại công ty và đánh giá với
trách nhiệm cao nhất trong Chương 4 đều có thể áp dụng được khi bạn tiếp
quản một công ty gia đình, song bạn cần nhạy cảm hơn. Mặc dù bạn không
phải làm việc với nhà môi giới khi mua lại công ty gia đình song bạn vẫn
cần lời khuyên từ các chuyên gia (luật sư hoặc các nhà tư vấn). Bạn vẫn
nên đánh giá tổng hợp một cách tốt nhất có thể, phỏng vấn người điều hành
công ty, lập một bản kế hoạch kinh doanh, bản dự báo tài chính cũng như
bản phân tích giá trị công ty và soạn thảo một hợp đồng chuyển nhượng
theo cách phù hợp nhất. Thời gian đàm phán cũng là lúc hình dung đến các
trường hợp không mong đợi xảy ra, các tình huống xung đột mang tính chất
lý thuyết (xem thêm trong Chương 10). Thực hiện tất cả các công việc cần