Định hướng kinh doanh
Tôi thường tự hỏi tại sao có nhiều phụ nữ đánh đồng mối quan tâm tới nghề
nghiệp với “kinh doanh”? Theo cách nào đó, chúng ta thường có xu hướng
mô tả các mối quan tâm nghề nghiệp theo ngành nghề (như ngân hàng,
dược phẩm, hàng tiêu dùng, quảng cáo) hay các phòng ban chức năng (như
marketing, tài chính, quan hệ công chúng, nhân sự, hoạt động, hành chính)
thay vì dựa trên tiềm năng kinh doanh. Những công việc đầu tiên của chúng
ta thường bắt đầu tại các công ty lớn, nơi chúng ta học cách làm việc nhóm,
trở nên chuyên nghiệp và đóng góp phần nhỏ của mình vào thành công của
công ty. Song, những điều đó có đồng nghĩa với việc học hỏi những nguyên
tắc cơ bản của kinh doanh không? Câu trả lời hầu như chắc chắn của tôi là
không. Tuy vậy, do chúng ta làm việc cho các tổ chức hoạt động vì lợi
nhuận, chúng ta thường cho rằng mình có định hướng kinh doanh.
Liệu có phải do chúng ta quá tập trung làm tốt công việc của mình nên
chúng ta hiếm khi nghĩ tới những nền tảng để một doanh nghiệp tồn tại như
khả năng sinh lợi, quản lý dòng tiền, trả lương hợp lý và bán ra đủ số lượng
sản phẩm hay dịch vụ hay không? (Liệu bạn có trả lời giống như rất nhiều
người khác, rằng: “Ừm, có thể, nhưng đó là việc của người khác, đâu phải
việc của tôi”?) Và điều này có dự báo gì cho công cuộc chúng ta tách mình
ra khỏi thế giới của các công ty lớn và tự kinh doanh?
Bước đầu tiên chúng ta phải thực hiện trong quy trình thay đổi tư duy chính
là nhìn nhận được sự khác biệt giữa thành công trong nghề nghiệp với xuất
sắc trong kinh doanh.
Ví dụ, hãy xét trường hợp của một cô bạn tôi quen tên là Sarah. Cô rất tự
hào về thành công trong kinh doanh của mình: cô đang sản xuất sản phẩm
chất lượng tốt nhất cho một số khách hàng tên tuổi, cô có một nhóm làm
việc gồm toàn những nhân viên và đại diện bán hàng rất mãn nguyện với
công việc và cô yêu công việc mình đang làm. Tuy nhiên, Sarah dần nhận
ra và cảm thấy căm ghét phải thừa nhận rằng sản phẩm của cô bị đặt giá