kinh doanh của Fidelity”; “Tôi là tư vấn quản trị”; “Tôi là kế toán tại J.
Walter Thompson”).
Đã có ai từng khuyến khích bạn tìm việc tại một doanh nghiệp nhỏ chưa?
Có công ty nhỏ nào từng thông báo tuyển dụng tại trường bạn không? Bạn
có từng tìm việc tại một công ty có chưa đầy 10 nhân viên, nhập khẩu thực
phẩm, thiết kế bản tin và tờ gấp, cung cấp dịch vụ địa chính, nhân lực tạm
thời hay kinh doanh thiết bị y tế tái chế? Bạn có từng mong muốn làm việc
trong một nhà hàng, cửa hàng bán lẻ hay một đại lý bưu điện,… không?
Bạn có từng muốn làm công việc đầu tiên của mình tại một doanh nghiệp
gia đình qui mô nhỏ không? Có thể câu trả lời là có, nhưng có lẽ phần lớn
là không.
Nếu bạn có thể nhớ lại thời gian đó, hẳn bạn vẫn nhớ bạn đã phản ứng
trước những gợi ý đó ra sao: tiêu cực, tẩy chay. Trong đầu bạn tràn đầy
những ý tưởng lớn lao, còn những công ty như vậy lại không nằm trong
tầm ngắm của bạn — những công ty quá nhỏ.
Tuy nhiên, các công ty nhỏ cũng không tìm kiếm nhân sự như bạn bởi một
vài lý do. Hầu hết các công ty nhỏ không có các chương trình đào tạo lớn
hay dành nhiều thời gian để đào tạo nhân sự, do đó thường thích tuyển
dụng các nhân viên đã có kinh nghiệm. Thêm vào đó, các công ty nhỏ khó
có thể đưa ra mức lương hấp dẫn hay nhiều quyền lợi; những người kiếm
được nhiều tiền thường là các chủ doanh nghiệp. Cuối cùng, các công ty
nhỏ rõ ràng không đủ lớn để tham gia vào các hội chợ tuyển dụng tại các
trường đại học. Chúng ta hãy cùng nhìn nhận sự thật: các sinh viên mới tốt
nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ thường không phù hợp với nhau.
Khi bạn đã đạt đến giai đoạn giữa của sự nghiệp (hay ngay cả khi bạn tạm
bỏ việc một thời gian để xây dựng gia đình), quan điểm của bạn đã khác.
Ann Gray, cái tên bạn sẽ biết tới trong Chương 9, còn nhớ chính xác thời
điểm cô nhận ra rằng cô không còn hứng thú với những vấn đề trong các