công ty phá sản trong vòng 10 năm kể từ ngày thành lập. Vậy mà vẫn có rất
nhiều phụ nữ mơ về việc thành lập công ty để thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt
của một nhân viên (hoặc gia đình). Cuối cùng, vẫn có một số cuốn sách
khuyên nhủ nữ giới tham gia vào các vụ đầu tư mạo hiểm này.
Rất nhiều, thậm chí là hầu hết nữ giới khi thành lập công ty đều “hành động
một mình”. Họ thành lập công ty với số vốn ít ỏi tự tích cóp được, hoặc đi
vay bạn bè, gia đình, sử dụng các khoản tín dụng của gia đình và bản thân.
Họ rất ít khi nghĩ tới việc huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. Tính trung
bình thì có 95% số tiền vốn huy động dành cho các nam doanh nhân.
Thông thường, các công ty của phụ nữ có quy mô nhỏ, hoạt động trong
những lĩnh vực đã quá cũ, và có quá nhiều người sẽ giải thể công ty thay vì
bán hay chuyển nhượng cho người khác khi họ cần ổn định lại cuộc sống
gia đình.
Một phụ nữ vừa mới giải thể công ty kinh doanh văn phòng phẩm của mình
(được tôi liệt vào hạng mục lĩnh vực kinh doanh “lỗi thời”) bộc bạch với tôi
rằng: “Khi một phụ nữ hỏi tôi về công ty của tôi và nói rằng họ muốn thành
lập một công ty như vậy, tôi luôn khuyên họ hãy tự hỏi mình xem họ muốn
thành lập công ty để giải quyết “căn bệnh tinh thần” hay để bảo đảm cuộc
sống của mình và gia đình. Hai ý định đó hoàn toàn khác nhau.” Dù động
lực là gì, thì những nữ doanh nhân không quan tâm tới vấn đề thu nhập và
phát triển của công ty đều bị giới kinh doanh cho là thiếu tham vọng và
không nghiêm túc.
Cuốn sách này lưu ý rằng có rất nhiều quy mô tối ưu của công ty dành cho
từng doanh nhân cụ thể. Nếu quá nhỏ thì nó không xứng đáng với chi phí
cơ hội của thời gian mà bạn bỏ ra, cũng như không thể bán được khi bạn
muốn từ bỏ. Nếu quá lớn, nó sẽ “kiểm soát” bạn và bạn không còn chú ý tới
những việc khác nữa. Tất nhiên, sự phát triển rất cần thiết, song quy mô
công ty nào phù hợp cho bạn, cho tôi thì phải xét trên quan điểm của từng
người về vấn đề tài chính, quản lý và cuộc sống riêng tư. Đối với phụ nữ,