3. Sự phân liệt lần thứ hai của đạo Kitô vào đầu thế kỷ XVI dẫn đến sự ra
đời của đạo Tin Lành. Cuộc cải cách này gắn liền với tên tuổi hai đại biểu
là Martin Luther (1483-1546) và Jean Calvin (1509 1546). Thế kỷ XVI là
thế kỷ mở đầu cho các cuộc cách mạng tư sản châu Âu. Martin Luther chịu
ảnh hưởng của tư tưởng tự do tư sản, phản kháng lại những quy định khắc
nghiệt của của Công giáo. Những tư tưởng cải cách đó đã dẫn tới xung đột
gay gắt quyết liệt với Tòa thánh Vatican và sự ra đời của đạo Tin Lành.
4. Thuế thập phân: một loại thuế do Giáo hội Thiên Chúa ở Tây Âu thời
trung đại đặt và thu của các tín đồ bằng một phần mười sản phẩm hàng năm
của trang trại để ủng hộ giáo sĩ và nhà thờ.
5. Royal Exchange ở London: Được Thomas Gresham thành lập năm 1565,
hoạt động như một trung tâm giao dịch của thành phố; đến năm 1576, được
Elizabeth I chính thức đặt tên này.
6. Gọi tắt là Lloyd’s, một bộ phận của Royal Exchange ở London, là khu
vực riêng của những người ký nhận trách nhiệm thanh toán các hợp đồng
bảo hiểm (nhất là về tàu thủy) và những người môi giới hợp đồng bảo
hiểm.
7. Có nguồn gốc từ Đức, mở đầu bởi George Louis – cử tri của Hanover,
người lên ngôi vua Vương quốc Anh với tước vị George I năm 1714. Triều
đại này được tiếp tục với George II, George III, George IV và kết thúc vào
năm 1901, khi William IV qua đời.
1. Nguyên văn: United Provinces, là tên gọi khác của Cộng hòa Hà Lan
(1581-1795), nay là Hà Lan.
2. Còn gọi là Hội nghị Quốc gia Pháp (French National Convention), họp
từ ngày 20/9/1792 đến ngày 26/10/1795.
1. Elizabeth I (1533-1603): là Nữ hoàng Anh và Nữ hoàng Ireland từ 1558
cho đến khi băng hà. Bà trở nên bất tử với tên Faerie Queen trong thiên sử
thi cùng tên của Edmund Spenser.
2. Hồng Y Richelieu (1585-1642): không là vua, mà là thủ tướng trong thời
kỳ làm vua của người con trai bất tài của vua Henri IV là vua Louis 13. Từ
năm 1624-1642, Hồng y Richelieu đã cai trị nước Pháp theo ý mình và