Hãy sử dụng biểu đồ ở trang tiếp theo để khởi động. Ở phần cuối, bạn hãy viết ra số tiền
bạn tiết kiệm được cho đến thời điểm này. Trên phần đầu, bạn sẽ viết ra mục tiêu tài chính
của mình, đó có thể là mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn. Ví dụ, có thể bạn muốn tiết kiệm để
mua ô tô hoặc mua nhà, hoặc bạn muốn dành dụm được một khoản tiền cho kế hoạch nghỉ
hưu vào năm 50 tuổi. Thường xuyên cập nhật xem bạn đang đến gần mục tiêu như thế nào.
Bạn cũng sẽ gặp phải những khó khăn, ví dụ như bạn đã tiết kiệm được 1.000 đô la trong tài
khoản hưu trí nhưng lúc này xe ô tô của bạn lại bị hỏng; hoặc là cuối cùng bạn cũng đạt
được mục tiêu tài chính hàng năm, rồi lại phải rút tiền để chi trả khoản sửa mái nhà. Dù
vậy, đừng bao giờ để những thay đổi tài chính làm bạn thất vọng, đây là một cuộc chạy thi
đường trường chứ không phải chạy nước rút. Mỗi lúc hãy làm từng bước một.
BÍ QUYẾT HÀNH ĐỘNG
Tính toán mục tiêu tài chính của bạn. Đây không phải là con số mà bạn lấy từ trên
trời. Mục tiêu tài chính = Khoản tiết kiệm hiện tại + lượng tiền cần thiết để đạt được
mục tiêu. Có thể là bạn muốn mua nhà cho riêng mình, hoặc đi du lịch tới một nơi
tuyệt vời nào đó mỗi năm. Bạn cũng có thể muốn nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 5
năm tới. Mục tiêu của bạn có thể rất đơn giản nhưng cũng có thể rất tích cực. Nó cũng có
thể thay đổi khi bạn tiến đến gần đích hơn. Quan trọng là phải biết bạn cần bao nhiêu
tiền và không sợ hãi khi gặp những khó khăn tài chính.
Bắt đầu nghiên cứu. Sắp xếp những yêu cầu tài chính thực tế lại với nhau để đạt được
tầm nhìn của bạn là một bài thực hành có tác dụng thúc đẩy. Nó sẽ giúp bạn tiến thêm
một bước đến gần việc biến tầm nhìn của bạn thành thực tế. Nếu bạn muốn sở hữu một
ngôi nhà, hãy đến ngân hàng hay tìm người cho vay thế chấp và xem bạn có thể chi trả
cái gì. Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh, hãy tìm hiểu xem bạn sẽ cần bao nhiêu tiền.
Như Khổng Tử đã nói: “Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước đi đơn giản.”
TIẾN TỚI HOÀN THÀNH MỤC TIÊU TÀI CHÍNH