Đ
Sai lầm 3:
Không nhận biết được giá trị tài sản của mình
iều này chỉ áp dụng trong trường hợp thế chấp tài sản? Viết bản di chúc? Tìm kiếm
sự trợ giúp tài chính cho việc học đại học? Hay chỉ là tìm cách tạo ra của cải? Allen
John - Phó chủ tịch kiêm Giám đốc tập đoàn tiếp thị tư nhân Merrill Lynch phát
biểu: “Dù tình hình thực tế hay mục tiêu tài chính của bạn là gì, bạn không thể lên kế
hoạch cho ngày mai cho đến khi bạn biết được vị trí hiện tại của mình.” Hãy suy nghĩ về
một ngành kinh doanh dành cho bạn - bởi rốt cuộc, chẳng phải bạn cũng đang tham gia
vào lĩnh vực kinh tế sao? Và bạn nên nhớ, đừng bao giờ điều hành một lĩnh vực kinh doanh
mà không biết bạn đang sở hữu cái gì, bạn sẽ thu được bao nhiêu, phải bỏ ra bao nhiêu và
làm sao để thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh này. Nhiều phụ nữ không muốn biết giá
trị tài sản thực của mình cũng như không muốn biết về cân nặng của họ vậy. Nếu bạn
không muốn bước vào chỗ xù xì chỉ vì bạn không muốn, vậy thì bạn cũng sẽ không biết
được giá trị thực sự của mình. Lấy ví dụ đơn giản, giá trị thực của bạn là tổng số tài sản bạn
có (các khoản tiết kiệm, quỹ hưu trí, nhà cửa, ô tô,...) ít hơn các khoản nợ phải trả (dư nợ
cho vay, khoản nợ tín dụng,...). Chẳng có gì phải thất vọng khi biết về giá trị thực của mình
cả. Theo nghiên cứu của Jay Zagorsky - nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Nguồn
nhân lực thuộc trường Đại học bang Ohio và Trường Quản lý thuộc Đại học Boston - đã chỉ
ra rằng có đến 70% các hộ gia đình đánh giá thấp giá trị thực của họ và 25% thì lại quá tự
mãn về tài sản của mình. Số lượng người đánh giá thấp tài sản của mình cũng chiếm tới
40%.
Nhận biết về giá trị tài sản thực của mình giúp bạn có thể sống cuộc sống giàu có như
bạn mong muốn. Trong khi tổng giá trị ngân quỹ cho bạn biết về tình hình chi tiêu hàng