B
quen dần với thông tin về tiền bạc. Stanny chia sẻ rằng: “Tôi dán mục C trong Thời báo
phố Wall trên tủ bếp mỗi buổi sáng trong vòng một tháng, sau đó mới dừng lại và đọc
nó. Bật kênh thông tin kinh tế và tin tức cho người tiêu dùng CNBC, đọc tạp chí và tạo
cho mình thói quen tích lũy thật nhiều thông tin”.
Thảo luận về tiền bạc. Trong xã hội của chúng ta, mọi người thường không thích nói
về tiền bạc. Nhưng mỗi tuần bạn nên có một cuộc chuyện trò về tiền - tốt hơn hết là với
những người am hiểu về nó hơn bạn. Hỏi xem mọi người quản lý tiền bạc như thế nào.
Hãy học hỏi từ trí tuệ của họ. Thành lập một nhóm cùng học hỏi và thảo luận với nhau
về những cuốn sách hoặc những bài báo liên quan đến chủ đề tiền bạc. Hãy chia sẻ
những vấn đề cá nhân liên quan đến tiền mà bạn đang gặp phải. Không nên lo ngại việc
đi gặp một bác sĩ trị liệu tâm lý để tìm hiểu xem tại sao tâm trí của bạn bị khóa khi gặp
phải vấn đề tự do tài chính, nếu bạn nghĩ đó là việc cần thiết.
Bắt đầu tiết kiệm. Dù đó chỉ là 5 đô la hay 500 đô la thì cũng không vấn đề gì cả. Hãy
tạo cho mình thói quen tiết kiệm. Mỗi tháng hãy tự động trích ra một khoản cố định từ
tài khoản của mình và chuyển nó sang tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ hưu trí. Nếu bạn
gặp một trường hợp khẩn cấp thì giờ đây bạn có thêm một nguồn nữa để huy động tiền
thay vì phải đến xin sự trợ giúp từ cha mẹ, bạn bè hoặc tệ hơn là chồng cũ của bạn. Sau
một vài tháng, hãy bắt đầu đầu tư vào một quỹ tín dụng mà bạn đã từng đọc và thảo luận
về nó. Chẳng bao lâu sau, bạn sẽ nhận ra rằng - như Ben Franklin nói - sự tích lũy là
“một việc làm tốt đẹp”.
Sai lầm 11:
Trở thành con đà điểu tài chính
ị
bỏ lại một mình mà không được chuẩn bị về mặt tài chính là một vấn đề. Không có
khả năng quản lý tài sản được kế thừa lại là vấn đề khác. Rất nhiều phụ nữ ngỡ ngàng
khi nhận ra rằng bản thân họ phải đối đầu với việc quản lý tài chính sau khi li hôn
hoặc người bạn đời của họ chết hay bị tai nạn nghiêm trọng. Một vài phụ nữ may mắn được
thừa hưởng tài sản đồ sộ mà không phải lo lắng về tiền, họ chỉ cần quan tâm đến việc quản
lý nó. Nhưng những người khác lại ở trong tình trạng thắt lưng buộc bụng hoặc phải lên các
kế hoạch tài chính. Trong bất kỳ trường hợp nào, câu hỏi đặt ra cho bạn là: “Liệu tôi có
nắm rõ về tình hình tài chính của gia đình để cùng tham gia vào quản lý và kế thừa hay
không?” Nếu câu trả lời là không, bạn sẽ ra khỏi ghế hậu và ngồi vào vị trí của người điều
khiển!
Bất kỳ ai đã từng chứng kiến sự ra đi vĩnh viễn của người bạn đời hoặc người thân đều
biết rằng đó là một trải nghiệm rất đau đớn mà một người gặp phải trong cuộc đời. Những
cảm xúc về sự mất mát đó có thể làm bạn kiệt sức dù trước đó bạn đã chuẩn bị tâm lý đón
nhận. Nhưng dù người chủ nợ có đồng cảm với bạn bao nhiêu, họ vẫn muốn các khoản nợ
của bạn được trả đúng hẹn.