Đ
đồng với việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Bạn phải ăn, vì thế bạn không thể hoàn toàn
ngừng việc ăn uống và thờ ơ với thực phẩm được. Thức ăn lúc nào cũng được bày ra trước
mắt bạn, vì thế nếu bạn muốn kiểm soát việc ăn uống, bạn phải rèn luyện ý chí. Thực phẩm
cung cấp chất dinh dưỡng và giúp bạn trở nên dẻo dai, do đó bản chất của việc ăn uống
không có gì là xấu. Việc tiêu tiền cũng giống như vậy. Có nhiều thứ mà bạn rất cần mua,
nhưng trong quá trình đi mua sắm bạn sẽ thấy những thứ bạn không cần nhưng lại thích
mang về. Và do đó, sức mạnh ý chí cũng là điều cần thiết.
Tiêu tiền không phải là một việc xấu. Vấn đề ở chỗ bạn tiêu tiền như thế nào. Cũng
giống như một chế độ ăn kiêng hay chỉ riêng sức mạnh ý chí không thôi sẽ không thể giúp
bạn giảm cân, chỉ có ngân quỹ cũng không thể khiến bạn trở nên giàu có. Việc nhận thức ra
những sai lầm bạn mắc phải khi chi tiêu chính là bước đầu tiên để bạn có thể chế ngự nó.
Chế ngự ở đây không có nghĩa là phải kiêng khem hoàn toàn việc chi tiêu, mà là tiêu xài có
cân nhắc và chi tiêu một cách thông minh.
Sai lầm 19:
Chìm trong nợ nần
ây là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất mà bạn có thể phạm phải trên con
đường tiến tới sự thịnh vượng tài chính. Nó giống như việc đào một cái hố, nhảy vào
đó và không thể nào thoát ra được. Điều này có thể xuất hiện trong mọi mặt của đời
sống như sức khỏe, sự an toàn tài chính dài hạn, những quyết định trong nghề nghiệp, sự
tương tác trong các mối quan hệ và cảm giác hạnh phúc nói chung. Nhưng chắc tôi cũng
không cần phải nói với bạn điều đó, vì bạn đã biết quá rõ. Câu hỏi thực sự là, tại sao chúng
ta lại hành động như thế? Tại sao chúng ta lại tiêu quá số tiền mình có? Tại sao có quá
nhiều người đi đi lại lại với một đám mây đen đầy những nợ nần treo lơ lửng trên đầu? Mỗi
người khác nhau sẽ có câu trả lời khác nhau, nhưng hãy thử kiểm tra lại xem trong những
lí do sau, có trường hợp nào ứng với bạn không:
Tội lỗi: “Nếu tôi không thể dành nhiều thời gian cho [điền tên của một người thân yêu
hoặc một người bạn thân], thì ít nhất tôi có thể mua cho họ thứ gì đó mà tôi biết là họ
thực sự thích”.
Ghen tỵ: “Một ai đó (thường là không đáng) có được nó - tại sao tôi lại không?”
Sống với hiện tại: “Bạn chỉ đi loanh quanh một lần - và bạn không thể mang theo nó.”
Sự bốc đồng: “Chỉ là tôi không thể kiềm chế được bản thân khi tôi đến một khu mua
sắm.”
Trọng hình thức: “Nếu tôi không lái một chiếc Mercedes, người ta sẽ cho là tôi không
thành đạt.”
Lòng tự tôn thấp: “Tôi sẽ có cảm giác mình giống người tốt hơn nếu tôi mua bữa tối cho