PHỤ NỮ THÔNG MINH PHẢI BIẾT TIÊU TIỀN - Trang 66

U

Sai lầm 27:

Đầu hàng trước áp lực xã hội

rsula đã chia sẻ khi được hỏi về những hành vi ngăn cô trở nên giàu có: “Một trong
những sai lầm lớn nhất mà tôi đã làm với tiền của mình là bắt ép bản thân chi trả
cho những món quà có giá trị lớn hơn khoản tiền mà tôi muốn bỏ ra”. Giờ đây, phần

lớn chúng ta không phải chịu nhiều áp lực khiến chúng ta phải chi tiền. Tuy nhiên, có
những thời điểm mà áp lực xã hội lại tham gia vào giới hạn chi trả của bản thân chúng ta.

Việc chi tiền theo áp lực xã hội rất khác với việc xoa dịu cảm giác tội lỗi. Áp lực xã hội

thường khiến chúng ta tiêu nhiều hơn số tiền chúng ta có hoặc nhiều hơn số tiền chúng ta
muốn chi ra. Nếu đó là vấn đề nhận quà, một người nào đó tặng quà cho bạn trị giá trong
khoảng 50 đến 100 đô la, bạn có thể có cảm giác rằng bạn cũng phải đáp lại món quà có giá
trị tương tự. Rút cuộc bạn không muốn mình bị coi rẻ có đúng không nào? Đó chính là mặt
trái của câu châm ngôn giá trị không mạnh bằng suy nghĩ. Phụ nữ biết rằng đàn ông chính
là đối tượng làm cho vấn đề này tăng lên!

Tôi đã phải chịu đựng một dạng chi tiêu từ áp lực xã hội mà có thể một vài người trong

số các bạn cũng từng gặp phải. Mẹ tôi rất thích đi mua sắm nhưng bà không thích chi tiền.
Nghe có vẻ kỳ cục nhưng sự thật thì bà chính là sản phẩm của thời đại suy thoái, vì thế bà
chỉ mua những thứ giảm giá hoặc những thứ có kèm theo khuyến mại. Tôi vẫn nhớ mỗi lần
bà đi mua sắm về, bà luôn có quà là hàng giảm giá cho một người bạn hoặc một thành viên
trong gia đình. Thông thường cũng chẳng có vấn đề gì về việc người đó sẽ thích nó hay nó
nằm ngoài dự đoán của người được nhận, quan trọng nó là một món hời và bà thích nó.

Sau đó bà liên tục hỏi tôi: “Con có nghĩ là trông nó quá rẻ tiền không?” Điều mà tôi

muốn trả lời là: “Nếu mẹ nghĩ là trông nó quá rẻ tiền, tại sao mẹ lại mua nó?”. Nhưng thay
vào đó, chuyện này chỉ khiến cho tôi đi đến quyết định là sẽ không bao giờ mua một món
quà “trông rẻ tiền”, vì tôi không muốn phải lo lắng như mẹ mình. Tôi thực sự đã phải chịu
đựng một nỗi sợ hãi giống như mẹ tôi - nhưng lại thể hiện nó theo cách trái ngược để tránh
những phê phán của xã hội.

Một dạng áp lực xã hội khác là nhu cầu “giữ hình tượng”. Điều này có thể hiểu là việc

mua một chiếc xe hơi đắt hơn hẳn khả năng chi trả của bạn, dùng khoản tiền để mua quần
áo cho cả tháng chỉ để rinh về một đôi giày được thiết kế đặc biệt bởi vì tất cả mọi người đều
đi chúng, hoặc đi đến nhà hàng đắt nhất trong thị trấn vì đó là nơi mà một người bạn muốn
đến. Bất kỳ khi nào bạn tiêu tiền nhiều hơn dự định, tức là bạn đang phải chịu áp lực xã
hội.

BÍ QUYẾT HÀNH ĐỘNG

Theo dõi ngân quỹ của bạn. Ngay sau đây tôi sẽ nói về vấn đề ngân quỹ, nhưng áp
lực xã hội là một lý do hợp lý khác giải thích cho việc tại sao bạn nên có một ngân quỹ.
Bằng việc ngồi lại và viết ra một danh sách những thứ cần chi tiêu vào mỗi đầu năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.