chức dù những thứ đó phản ánh giá trị mà họ đóng góp cho tổ chức bởi vì họ không
chắc chắn rằng mình “xứng đáng”.
Tôi có cần phải tiếp tục nữa không? Sự việc quá rõ ràng là phụ nữ không thể trở nên giàu
có bởi vì (1) chúng ta không mường tượng được cảnh chúng ta trở nên giàu có, (2) chúng ta
dành nhiều sự quan tâm cho những vai trò xã hội của mình theo cách làm người khác hài
lòng, và (3) chúng ta không phát triển các kỹ năng cần thiết để đưa ra các quyết định tài
chính thông minh. Liệu nó có nghĩa là chúng ta không thể tự mình trở nên giàu có? Câu
trả lời là Không! Nó có nghĩa là bạn sẽ đạt được thứ mà bạn dồn tâm huyết vào đó, và giờ
đã đến lúc bạn nên dồn tâm huyết vào làm giàu. Ở đây trở nên giàu có là một phép ẩn dụ
cho việc sống như bạn muốn mà không phải lo nghĩ gì về tiền bạc. Số lượng tiền bạn có
không phải là vấn đề, mà khả năng hành động độc lập mới là định nghĩa về một cuộc sống
giàu sang. Bạn sẽ không bao giờ đạt được điều này nếu như bạn không bắt đầu suy nghĩ và
hành động giống như một người giàu.
Để minh họa cho các thông số này, một người phụ nữ được coi là giàu có nếu cô ấy sở
hữu một ngôi nhà, làm công việc yêu thích và có đủ tiền để sống thoải mái đến hết đời. Cô
ấ
y có thể giàu không kém (thậm chí hơn) một người phụ nữ sống trong căn nhà trị giá
500.000 đô la tiền thế chấp, có 3 tỷ đô la trong tài khoản ngân hàng, làm việc để kiếm đủ
tiền đi du lịch và không phải lo lắng gì về việc sẽ bị sa thải vào ngay ngày mai. Điều đó có ý
nghĩa gì với bạn không? Hãy tưởng tượng rằng bạn đang sống cuộc sống đó. Nếu hiện tại
bạn chưa được sống cuộc sống như vậy, thì cuốn sách này viết ra là dành cho bạn.
TẠI SAO BẠN KHÔNG GIÀU?
Tôi đã phỏng vấn nhiều phụ nữ trên khắp thế giới về lí do tại sao họ không đủ tiền để có
thể thoải mái đưa ra các quyết định cần thiết cho một cuộc sống tự do, không phải lo lắng
về tiền bạc. Đặc biệt hơn, tôi đã yêu cầu họ hoàn thành cấu trúc câu: “Tôi sẽ trở nên giàu có
hôm nay nếu tôi..”. Tôi diễn đạt theo cách đó để họ có thể chia sẻ những cơ hội mà họ đã bỏ
qua trong quá khứ của mình. Và đây là một số phản hồi mà tôi nhận được:
“Nếu tôi chấp nhận những rủi ro và không trì hoãn”. Một nhân viên 63 tuổi, làm việc tại
Hãng phim Paramount.
“Nếu tôi hiểu biết sâu hơn và đánh giá đúng giá trị của việc tạo ra tài khoản tiết kiệm từ
khi tôi bắt đầu công việc của mình 36 năm trước”. Một trợ lý hành chính 55 tuổi.
“Nếu tôi không nhường nhịn, bỏ đi hay bỏ qua những lợi thế tài chính, không lo lắng về
việc bị đánh giá là hiếu chiến hay không chuyên nghiệp”. Một nhà quản lý các dịch vụ
chuyên nghiệp 53 tuổi.
“Nếu như tôi quyết đoán hơn”. Một nghệ sỹ 48 tuổi.
“Nếu tôi dám chấp nhận những cơ hội có tính rủi ro cao. Tôi đã không làm vậy vì phải