PHÙ THỦY SÀN CHỨNG KHOÁN - Trang 431

Theo Walton, chính thái độ sẵn sàng mua lại những cổ phiếu tốt, dù rằng
chúng đang giao dịch ở mức cao hơn mức khi ông thoát ra, là một trong
những thay đổi đã giúp ông thành công trong sự nghiệp giao dịch.
Minervini nhấn mạnh đến yêu cầu phải có kế hoạch tham gia lại vào một
giao dịch khi bạn đã cắt lỗ. “Nếu không,” ông nói, “bạn sẽ thường xuyên
gặp tình trạng… ngồi nhìn vị thế đó lên 50% hoặc 100% trong khi bạn
đang là người ngoài cuộc.”

47. Nắm giữ một cổ phiếu thua lỗ có thể là một sai lầm, dù rằng nó có
thể phục hồi, nếu như số tiền đầu tư đó có thể được sử dụng hiệu quả
hơn ở chỗ khác

Khi một cổ phiếu giảm mạnh so với thời điểm mua vào, nhà đầu tư sẽ dễ
băn khoăn: “Mình thoát ra như thế nào đây? Mà dù sao thì mình không thể
để thua lỗ quá nhiều được.” Ngay cả khi điều này là đúng, lối tư duy này
vẫn có thể khiến tiền bị trói chặt ở những cổ phiếu không có hy vọng gì,
khiến nhà giao dịch bỏ lỡ các cơ hội khác. Walton giải thích lý do ông rũ bỏ
một số các cổ phiếu sau khi giá của chúng đã giảm tới 70% so với mức ông
mua vào như sau: “Bằng cách thanh lọc danh mục đầu tư của mình và tái
đầu tư vào các cổ phiếu vững mạnh, tôi kiếm về được nhiều tiền hơn so với
trường hợp tôi cứ giữ cổ phiếu và chờ con mèo chết sống lại.”

48. Bạn không cần phải đưa ra những quyết định giao dịch được ăn cả,
ngã về không

Theo một minh họa cho lời khuyên này từ Minervini, nếu bạn không thể
quyết định có thể kiếm được lợi nhuận từ một vị thế hay không, cũng
không có gì sai khi lấy lợi nhuận từ một phần vị thế đó.

49. Để ý tới cách cổ phần phản ứng với tin tức

Walton tìm kiếm những cổ phiếu biến động tăng trước tin tức tốt, nhưng
không nhượng bộ trước tin tức xấu. Nếu một cổ phiếu phản ứng tiêu cực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.