ra 0,375 inch. Chỉ khi độ cao của cánh tay giơ lên được giữ ổn định thì cánh
tay của trẻ em mới có thể đặt được miếng xếp hình nhỏ xếp lên chính giữa
một miếng xếp hình lớn. Rõ ràng là để hoàn thành được nhiệm vụ này, trẻ
cần phải tập trung cao độ và hết sức kiên trì để sự phối hợp giữa các cơ bắp
trong cơ thể được nhịp nhàng.
Chắc chắn là khi chọn dùng đồ lắp ghép hình khối và bộ xếp hình gỗ để
làm giáo cụ luyện tập, chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển khả
năng thị giác của trẻ em. Dần dần, trẻ sẽ bắt đầu phân biệt được những khác
biệt mà trước đó trẻ không thể cảm nhận thấy.
Hơn nữa, nếu như trẻ em đồng thời phối hợp sử dụng cả ba bộ lắp ghép,
trộn lẫn ba bộ xếp hình vào với nhau, chọn lựa ra một thanh gỗ trụ tròn đặt
vào vị trí trung tâm thì sẽ trở thành một kiểu luyện tập bồi dưỡng khả năng
tư duy và ghi nhớ phức tạp hơn. Trẻ cần nhớ được thanh gỗ đang cầm trên
tay là thuộc bộ giáo cụ nào, tiếp đó không được quên cái hộp gỗ cứng dùng
để đựng các thanh gỗ. Đây chính là điểm khiến cho trẻ say mê với bài luyện
tập này. Trẻ em rất khao khát được phát huy tài trí của mình.Dưới sự nỗ lực
trong khả năng cho phép, chúng sẽ thực hiện nhiệm vụ một cách tự nhiên
thoải mái và vui vẻ.
Ngoài ra, đôi mắt mới chính là bộ phận đặc biệt cần thông qua luyện tập
để nâng cao năng lực, luyện tập nhiều mới có thể nhận biết được kích thước
to nhỏ khác nhau của đồ xếp hình gỗ, cũng như có thể phát hiện ra được sự
không chuẩn xác của các sự vật. Ví dụ: cây gậy hình trụ xếp không thẳng,
bậc “cầu thang” xếp đặt không ngay ngắn, hoặc là vì đặt một miếng xếp
hình lớn kẹp giữa hai miếng xếp hình nhỏ mà dẫn đến hình tháp lồi lõm...
Những điều đó đều là sự thiếu chuẩn xác mà mắt thường có thể phát hiện
được. Không chỉ như vậy, màu sắc bên ngoài bộ xếp hình gỗ cũng rất có sức
hút đối với trẻ em. Tất cả đều là để cho trẻ em có thể dễ dàng dùng mắt
thường phát hiện ra được sự thiếu chuẩn xác và tự tay sửa chữa sai lầm.
Trong quá trình triển khai luyện tập cho mắt, còn kèm theo hoạt động của
thần kinh vận động, có lúc thể hiện trên động tác di chuyển vật thể tương đối
nhỏ, ví dụ như chuyển thanh gỗ hình trụ tròn ra khỏi lỗ trong hộp gỗ, có lúc