9.3. Sự liên tưởng
Chiếc chìa khóa để có thể hồi tưởng tốt nhất là cách chúng ta liên
tưởng các sự việc trong trí nhớ của mình. Một số liên tưởng xảy ra một
cách tự nhiên, giống như cảnh tượng ở bãi cát trắng. Một số liên tưởng
khác có thể không rõ ràng như vậy. Thậm chí có thể bạn cần phải tự tìm ra
sự liên tưởng, phải nỗ lực một cách có ý thức. Trong tất cả các kỹ thuật ghi
nhớ sau đây, tôi đều sử dụng đến sự liên tưởng nên bạn sẽ thấy có nhiều ví
dụ về khái niệm này được đưa ra.
Bạn có thể sử dụng sự liên tưởng đơn giản để ghi nhớ những mẩu
thông tin rời rạc, sử dụng liên tưởng phức tạp hơn để ghi nhớ những lý
thuyết khó và những khối lượng thông tin chứa nhiều “đoạn” nhở có liên
quan với nhau. Chẳng hạn, dùng cách liên tưởng đơn giản để ghi nhớ họ tên
và nhớ mặt mọi người: Khi gặp ai đó, bạn hãy tự nhắc to hoặc nhắc thầm
lại tên người đó với chính mình. Nếu bạn biết nhiều người cùng tên, hãy
phác họa lại hình ảnh người mới với những người đã biết.
Hãy phác họa hình ảnh của họ một cách sống động, như đang ngồi bên
bàn tiệc, cười nói với nhau, hoặc đang cùng nhau trượt tuyết trên núi. Hãy
chú ý đến những sở thích của họ mà bạn biết.
Bạn cũng có thể lấy những đặc trưng nổi bật về hình dáng của người
mình gặp, như cái nốt ruồi đặc biết, hay đôi tai to. Hãy liên hệ những đặc
điểm này với tên của họ - như ông Molly có nốt ruồi – hay đơn giản là viết
các chữ cái trong từ Molly vào hình vẽ đôi tai to để biểu thị cho ông Molly
mang đặc điểm này. Sau khi cố gắng liên hệ tên của một người với các hình
ảnh trực quan như vậy, lần sau khi nhìn thấy mặt ông Molly, trong óc bạn
sẽ lóe lên sự liên tưởng trực quan tương tự. Lập tức bạn sẽ nở ngày nụ cười
và chào đúng tên ông ta.
Khi sử dụng kỹ thuật liên kết, hãy ghi nhớ những hướng dẫn sau để những
liên tưởng của bạn dễ ghi nhớ hơn: