2.4. Não phải, não trái
Bộ não 3 phần của bạn cũng được chia thành bán cầu não phải và bán cầu
não trái.
Ngày nay, hai bán cầu não này thường được gọi là não phải và não trái.
Những thí nghiệm về hai bán cầu não đã chỉ ra rằng, mỗi bán cầu có
một chế độ tư duy riêng, đảm bảo những kỹ năng nhất định, mặc dù chúng
có sự liên kết và trao đổi chéo với nhau.
Quá trình tư duy của não trái mang tính logic, liên tục, có định hướng
và lý trí. Phần não này được tổ chức khá chặt chẽ và có khả năng giải thích
được những vấn đề mang tính tượng trưng và trừu tượng. Nó cũng phải
đảm nhiệm các nhiệm vụ như: diễn đạt bằng lời nói, viết, đọc, liên kết thính
giác, xếp đặt các chi tiết và sự kiện, ngữ âm và biểu tượng hoá.
Chế độ tư duy của não phải mang tính ngẫu nhiên, không theo trật tự,
mang tính trực giác và thuộc về chính thể luận. Các chế độ này rất phù hợp
với các phương thức nhận biết không thuộc lời nói như: cảm giác và tình
cảm, các nhận thức căn cứ vào xúc giác, nhận thức về không gian, hình thù
và mô hình, nhận thức về âm nhạc, nghệ thuật, nhạy cảm màu, sáng tạo và
hình dung.
Cả hai bán cầu não đều quan trọng như nhau. Những người sử dụng
hai bán cầu não cân bằng nhau thì có xu hướng giải quyết cân bằng mọi vấn
đề trong cuộc sống. Họ sẽ học dễ dàng hơn, vì họ biết lựa chọn chế độ cần
thiết nhất để đảm nhiệm việc học.
Do hầu hết các giao tiếp đều được thể hiện dưới dạng viết hoặc lời nói,
nên chức năng giao tiếp là đặc trưng của não trái. Các lĩnh vực như giáo
dục, thương mại và khoa học cũng có xu hướng thiên về não trái nhiều
hơn.Trên thực tế, nếu bạn là người họat động thuộc các lĩnh vực đòi hỏi não
trái làm việc nhiều hơn mà trong cuộc sống không cố gắng tham gia những
họat động cần đến não phải, thì chính sự mất cân bằng này sẽ là nguyên