Ở các mắt nối giữa các nhánh hình cây này có một chất gọi là myelin.
Có thể giải thích rằng, myelin là một prôtêin béo do bộ não tiết ra nhằm
bao phủ các khớp nối giữa các nhánh cây khi bộ não nghiên cứu thông tin
mới.
Cần rất nhiều năng lượng để hình thành các khúc nối đầu tiên. Sau đó
quá trình hình thành này sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi chất myelin tạo thành
một chất bao phủ dày hơn. Dần dần quá trình này cứ lặp đi lặp lại, khớp nối
sẽ được cung cấp đủ myelin và có khả năng họat động dễ dàng, đồng thời
các khớp nối khác cũng đang được hình thành.
Quá trình tạo myelin đã giải thích tại sao việc đưa các dữ liệu trong 45
phút mỗi tiết học ở lớp không mang lại hiệu quả. Theo Joseph Pearce, một
tác giả tầm cỡ quốc tế đồng thời là nhà nghiên cứu quá trình học tập, một
đứa trẻ trung bình chỉ nhớ được khoảng 3% những thông tin được dạy trên
lớp.
Để đạt được khả năng ghi nhớ cao, mỗi học sinh phải có niềm say mê
đối với môn học. Ở SuperCamp, dữ liệu được dạy ở các lớp học bán trú,
với cường độ lớn. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy một học sinh đạt được
bước đột phá trong những tiết học buổi chiều. Đó là thời điểm mà chúng đã
tích tụ đủ myelin để gắn những thông tin thành một phần trong cấu trúc bộ
não của chúng.
Đã bao giờ con của bạn đề nghị bạn đọc đi đọc lại một câu chuyện nó yêu
thích chưa?
Nhưng chỉ sau khi đọc được ít phút, nó đã chán ngấy và sẵn sàng
chuyển sang câu chuyện mới. Bởi vì trong quá trình đọc đi đọc lại, đứa trẻ
đã bị lôi cuốn bởi các liên kết mang tính biểu tượng và ẩn dụ trong câu
chuyện. Các kết nối neuron được kích họat, các myelin bắt đầu hình thành.
Khi các kết nối neuron được cung cấp đủ myelin, đứa trẻ sẽ không cần đọc
một câu chuyện cụ thể trong nhiều thời gian nữa, mà chỉ cần một chút thời
gian là đủ. Sau khi các myelin được cung cấp đủ, đứa trẻ rất hiếm khi phải
đọc lại câu chuyện đó nữa. Nếu sau nhiều năm, câu chuyện đó không được